- Ngược với quy luật hàng năm, thị trường thép xây dựng năm nay diễn biến khá phức tạp.
Nhờ gói kích cầu của Chính phủ đã tác động mạnh tới ngành xây dựng, tiêu thụ thép tăng mạnh ngay cả trong mùa mưa, song lại sụt giảm ngay cả khi bước vào mùa xây dựng.
Do nhu cầu trong nước sụt giảm, đặc biệt đối với chủng loại thép xây dựng, lượng sắt thép các loại nhập khẩu trong thágn 10 sụt giảm so với tháng trước đó, tuy nhiên vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê, nhập khẩu phôi thép các loại trong tháng 10 đạt 183.251 tấn, trị giá 87,3 triệu USD, giảm 13,43% về lượng và giảm 10,25% về trị giá so với tháng trước, tăng tới 543% về lượng và tăng 245,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Cộng chung 10 tháng năm 2009, nhập khẩu phôi thép sụt giảm 4,72% về lượng và giảm 45,2% về trị giá so với 10 tháng năm 2008.
Mặc dù sức mua của thị trường hiện vẫn ảm đạm, song giá nguyên liệu đầu vào và giá phôi thép có xu hướng tăng là đòn bẩy giúp giá thép thành phẩm tăng.
Số liệu thống kê cho thấy, nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 10 đạt 906.383 tấn, trị giá 544 triệu USD, giảm 9,9% về lượng và giảm 4,1% về trị giá so với tháng trước; tăng tới 230,6% về lượng và tăng 69,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.
Tính chung 10 tháng năm 2009, nhập khẩu sắt thép các loại đạt 8.051.424 tấn, trị giá 3,42 tỷ USD, tưng 9,95% về lượng nhưng giảm 28,86% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, lượng sắt thép các loại nhập khẩu trong tháng 10 sụt giảm ở hầu hết các nguồn cung lớn. Cụ thể như:
+Trung Quốc: Vẫn tiếp tục giữ vai trò nguồn cung sắt thép các loại lớn nhất cho Việt Nam trong tháng 10, song nhập khẩu từ nguồn cung này sụt giảm khá mạnh, đạt 161.788 tấn, trị giá 101,92 triệu USD, giảm 36% về lượng và giảm 28,9% về trị giá so với tháng trước. Tính chung 10 tháng năm 2009, nhập khẩu sắt thép các loại từ nguồn cung này đạt 996.749 tấn, trị giá 615,4 triệu USD, giảm 63,8% về lượng và giảm 72,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.
+Nga: Nguồn cung liên tục chiếm vị trí số 1 cho Việt Nam kể từ đầu năm 2009, song trong vòng 2 tháng trở lại đây nhập khẩu sắt thép các loại từ nguồn cung này lại sụt giảm.
Nguyên nhân chính khiến lượng nhập khẩu từ Nga sụt giảm do thành công của chính sách đẩy mạnh xuất khẩu sắt thép của Chính phủ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam khiến thị phần của Nga bị thu hẹp dần. Tuy nhiên, đây vẫn lànguồn cung lớn nhất trong 10 tháng của năm nay khi chiếm tới 19,79% tổng lượng nhập khẩu.
Nhập khẩu sắt thép các loại từ Nga trong tháng 10 đạt 149.166 tấn, trị giá 72,4 triệu USD, giảm 20,1% về lượng và giảm 14,6% về trị giá. Tính chung 10 tháng năm 2009, nhập khẩu sắt thép từ nguồn cung này vẫn tăng tới 165% về lượng và tăng 62,4% về trị giá so với 10 tháng năm ngoái, đạt 1489775 tấn, trị giá 656 triệu USD.
+Nhật Bản: Nguồn cung chủ yếu thép không gỉ và phôi thép của ViệtNam với 138.236 tấn, trị giá 97,99 triệu USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 0,01% về trị giá so với tháng trước.
Tính chung 10 tháng năm nay, nhập khẩu sắt thép các loại từ nguồn cung lớn nhất này (tính theo trị giá) đạt 1.175.425 tấn, trị giá 659 triệu USD, tăng 7,6% về lượng nhưng giảm 28,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.
(INFO TV)