Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, nợ công giống như một quả “bom hẹn giờ” sau cuộc bầu cử sắp diễn ra tại Anh. Quả bom này sẽ là thách thức lớn nhất mà quốc gia này phải tháo gỡ. Làm thế nào để giảm thâm hụt ngân sách mà lại không ảnh hưởng tới sự phục hồi bền vững của nền kinh tế là bài toán khó cho các ứng cử viên tham gia bầu cử
3 ứng cử viên tham gia cuộc bầu cử tại Anh lần này lần lượt là David Cameron – lãnh đạo Đảng Bảo thủ, Nick Craig – lãnh đạo Đảng Tự do Dân chủ và Gordon Brown - Thủ tướng đương nhiệm, lãnh đạo Đảng Lao động. Việc làm thế nào để loại bỏ “bom hẹn giờ nợ công” và “cứu sống” nền kinh tế sẽ là nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay của người lên cầm quyền.
Thâm hụt tài chính đang nhanh chóng “tích thêm nợ mới”
Nếu chỉ nhìn nhận tỷ lệ nợ công chiếm trong GDP với thái độ bình tĩnh thì sẽ không thấy báo động. Nhưng các nhà phân tích cho biết, mấy năm trở lại đây, những rủi ro biến động do sự tăng vọt của thâm hụt ngân sách gây ra là không thể xem nhẹ.
Theo thống kê của Liên minh châu Âu EU, số liệu mới nhất công bố hồi tháng 4 cho thấy, 5 nước châu Âu có mức thâm hụt ngân sách chiếm tỷ lệ GDP cao nhất đó là Ireland (14,3%), Hy Lạp (13,6%) Anh (11,5%), Tây Ban Nha (11,2%) và Bồ Đào Nha (9,4%), trong số những nước có tỷ lệ nợ công chiếm quá 60% GDP, Ý (115,8%), Hy Lạp (115,1%), Bỉ (96,7%), Hungary (78,3%), Pháp (77,6 %), Bồ Đào Nha (76,8%), Đức (73,2%), Malta (69,1%) đều cao hơn con số 68,1% của Anh.
Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch vào tháng 3 cho biết, hiện xếp hạng tín dụng nợ của Anh vẫn có thể duy trì ở mức AAA, nhưng trong số những nước có xếp hạng nợ AAA, thì “tỷ lệ nợ công của Anh trong GDP có tốc độ tăng nhanh nhất”, điều này cho thấy, nguy cơ hạ thấp tín dụng nợ là lớn nhất.
Stephen Fidler, đến từ “Nhật báo Phố Wall” phân tích, nợ công của Anh bị nhìn nhận tiêu cực là do thâm hụt tài chính khổng lồ của quốc gia này đồng nghĩa với tốc độ “tích thêm nợ mới” của Anh nhanh hơn rất nhiều so với các nước khác như Pháp.
Giám đốc quỹ đầu tư của Công ty AXA (Hồng Kông) – ông Calvin Tang bày tỏ, nợ công của Anh có thể trở thành một “quả bom” của tháng 5 sau khi diễn ra cuộc bầu cử tại Anh. Theo ông này, cuộc bầu cử ở Anh diễn ra vào ngày 6/5 tới, e rằng cũng sẽ liên quan tới việc này.
Phát biểu trong cuộc họp tại Berlin hôm 28/4, thành viên ban lãnh đạo Ngân hàng trung ương châu Âu - Juergen Stark cho hay, thách thức mà Anh, Mỹ, Nhật Bản phải đối mặt còn lớn hơn so với khu vực đồng tiền chung Eurozone, nếu không hành động để khống chế nền tài chính công, các nước này sẽ đứng trước nguy cơ bùng phát toàn diện của một cuộc khủng hoảng nợ công.
Tuy nhiên, tình hình của Anh Quốc không giống với tình hình của Hy Lạp. Thâm hụt tài chính nghiêm trọng ở Anh không giống như của Mỹ có thể khiến toàn thế giới lao đao, nhưng sự mất giá liên tục của đồng Bảng Anh do việc này gây ra đã khiến cho tính lâu dài của các khoản nợ công bị nghi ngờ. Nhưng, Anh, một nước chủ nghĩa tư bản cũ sẽ không xảy ra tình huống tương tự như của Hy Lạp”.
Thực lực kinh tế Anh khá mạnh, “dòng chảy” kinh tế tạm thời có vấn đề, vẫn còn khả năng đối phó với khủng hoảng. Trong thời gian ngắn, các nhà đầu tư có thể sẽ đầu cơ đồng Bảng Anh, nhưng việc này chắc chắn sẽ không đồng nghĩa nước Anh sẽ phá sản.
Ai có thể cam kết “cứu sống” nền kinh tế?
Bất luận kết quả bầu cử ra sao, việc xóa bỏ thâm hụt ngân sách tài chính của chính phủ kế nhiệm đều phải gia tăng thu thuế và cắt giảm chi tiêu.
Theo đánh giá báo cáo phân tích gần đây nhất của JP Morgan, so sánh với số liệu trong báo cáo dự toán ngân sách năm 2010 mới công bố cách đây không lâu, nếu Anh phải cân bằng thâm hụt ngân sách, “trong năm 2014 – 2015, nước này phải tăng thu thuế thêm 30 tỷ bảng Anh, đồng thời trong 5 năm tới phải cắt giảm chi tiêu chính phủ ở mức tương tự’.
Nhưng trong phương diện làm thế nào và khi nào “tăng thu thuế” cũng như “cắt giảm chi tiêu”, lập trường của 3 chính Đảng lớn hiện nay còn bất đồng, cũng rất khó đưa ra phương án có sức thuyết phục.
Đảng sau quả “bom hẹn giờ - thâm hụt tài chính” này chính là một yêu cầu chính đáng nhằm cứu sống nền kinh tế, nhưng việc phải đẩy nhanh sự phục hồi của ngành tài chính, hay chấn hưng ngành chế tạo, hoặc phát triển nền kinh tế xanh “có lượng cacbon thấp” sẽ là động lực thúc đẩy cỗ xe kinh tế cũ này.
Vitinfo