Công suất sản xuất thép toàn cầu đã giảm 29,5 triệu tấn tương đương 1,3% trong năm 2017 so với năm trước đó, theo báo cáo "Những phát triển gần đây về năng lực sản xuất thép" của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển OECD.
Báo cáo này đã được phát hành trước Diễn đàn toàn cầu OECD về Công suất Thép Dư thừa vào ngày 17-18/09 của OECD ở Paris và tạo thành một phần trong nỗ lực tiếp tục cắt giảm công suất thừa, là 561 triệu tấn trong năm 2017.
Công suất sản xuất thép đạt 2,25 tỷ tấn trong năm 2017, so với 2,28 tỷ tấn trong năm 2016, công suất giảm năm thứ hai liên tiếp, theo báo cáo.
Sự suy giảm diễn ra sau một xu hướng tăng trưởng công suất giảm dần kể từ năm 2013, ngoài việc cắt giảm công suất ở cả các nước trong ngoài OECD.
Việc giảm công suất này đã nâng tỷ lệ sử dụng công suất lên 75,1% trong năm 2017 từ mức 71,3% trong năm 2016. Việc tăng tỷ lệ sử dụng cũng là lần thứ hai liên tiếp.
Mặc dù dư thừa hiện nay vẫn đáng kể, tổng công suất toàn cầu dự kiến sẽ tăng 52 triệu tấn giai đoạn năm 2018 đến 2020, theo báo cáo. Ngoài ra, thêm 39 triệu tấn công suất hiện đang trong giai đoạn lập kế hoạch với khả năng đi vào hoạt động trong giai đoạn này.
Năm ngoái, công suất tăng 4,6% ở Trung Đông, tăng 2,3% ở châu Phi, tăng 0,9% ở Mỹ Latin và tăng 0,2% công suất trong khu vực Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ NAFTA, theo báo cáo. Tuy nhiên, mức giảm ròng 2,1% của châu Á và giảm 0.5% công suất của châu Âu khiến tổng công suất toàn cầu giảm.
Trung Quốc đóng góp chính vào công suất cắt giảm ở châu Á kể từ năm 2016, với việc cắt giảm trong năm 2017 đã vượt quá mục tiêu 50 triệu tấn của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin.
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đang nhắm đến việc cắt giảm 100 triệu tấn đến 150 triệu tấn công suất vào năm 2020.
Hà Bắc, tỉnh sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc, có kế hoạch cắt giảm hơn 10 triệu tấn công suất thép trong năm 2018, như đã báo cáo trước đây.
Năm tỉnh sản xuất thép lớn khác - Jiangsu, Shandong, Shanxi, An Huy và Vân Nam - cũng dự kiến sẽ cắt giảm khi Trung Quốc cố gắng giải quyết "các doanh nghiệp xác sống".
Nguồn: satthep.net