Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Phân tích cạnh tranh trong ngành thép cán nóng của Việt Nam

Chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép cán nóng: chủ yếu là cạnh tranh bằng việc dẫn đầu về chi phí thấp
 
Trong ngành thép cán nóng, các sản phẩm thép (chủ yếu là thép xây dựng) có tính tiêu chuẩn hoá cao, do đó, có rất ít cơ hội để các doanh nghiệp thép theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt hoá. Do đó các doanh nghiệp trong ngành phần lớn đều theo đuổi chiến lược cạnh tranh dẫn đầu về chi phí thấp, cạnh tranh thông qua giá bán rẻ hơn. Bên cạnh đó, thị trường thép xây dựng đang bước dần vào trạng thái bão hoà khi một loạt các công ty thép lớn đều thực hiện đầu tư mở rộng công suất, do đó, cạnh tranh trong ngành thép cán nóng đang trở nên ngày càng khốc liệt hơn.

Tạo ra lợi thế về chi phí bằng tích hợp dọc

Thay vì chỉ tập trung vào cán thép, xu hướng phổ biến hiện này là các doanh nghiệp trong ngành thép cán nóng thực hiện tích hợp dọc theo hướng tích hợp lùi hay đầu tư lên thượng nguồn, nhằm tạo ra lợi thế về chi phí trong cuộc cạnh tranh giá cả.

- Tích hợp đầy đủ: Thép Thái Nguyên và Thép Hoà Phát tích hợp từ khâu khai thác quặng, tinh luyện quặng, luyện phôi, cán thép, phân phối và chế biến các sản phẩm từ thép.

- Thép Việt Ý, thép Pomina, thép Dana – Ý: Tích hợp ngược từ khâu cán thép với khâu luyện phôi thép.

Có nhiều nguyên nhân về chi phí đầu vào dẫn đến việc nếu chỉ tập trung vào cán thép sẽ khiến các doanh nghiệp thép gặp bất lợi lớn trong cạnh tranh, dẫn đến xu hướng tích hợp dọc đang diễn ra phổ biến trong ngành thép cán nóng. Ba nguồn cung cấp đầu vào chính cho ngành gồm điện, than coke và phôi thép nhập khẩu đang có sự biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngành:

- Đầu vào than và điện: Đều do các tập đoàn độc quyền nhà nước cung cấp và giá hiện nay được nhận định vẫn mang tính bao cấp, đang và sẽ có xu hướng tiếp tục tăng giá do Nhà nước dỡ bỏ dần mức bao cấp giá.

- Tỷ giá hối đoái tăng mạnh: Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp thép đều phải nhập khẩu phần lớn phôi thép, việc tỷ giá hối đoái biến động theo hướng tăng tỷ giá (đồng Việt Nam mất giá so với ngoại tệ) là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến xu hướng tích hợp dọc trong sản xuất phôi thép. Điều này giúp cho các công ty thép tiết kiệm chi phí. Ví dụ, theo thông cáo báo chí tháng 03/2012 của Công ty Thép Pomina, việc đưa vào hoạt động nhà máy luyện thép thứ 2, lớn nhất Đông Nam Á của Công ty sẽ giúp tiết kiệm mỗi năm 300 triệu USD (tương đương 6.000 tỷ đồng) từ việc chỉ phải nhập sắt phế liệu để luyện phôi thép thay vì phải nhập khẩu phôi thép như trước đây.

- Tích hợp dọc đem lại lợi thế giảm chi phí: Các doanh nghiệp thép cán nóng có xu hướng thành lập các khu liên hợp, khi luyện phôi thép ở thể nóng chảy có thể được chuyển sang cáp trực tiếp, trong khi các doanh nghiệp cán thép đơn lẻ buộc phải chi phí năng lượng cao để nấu chảy phôi trước khi cán thép.

Trong bối cảnh chi phí đầu vào đang gia tăng cao, việc các doanh nghiệp cán thép nhỏ không có đủ nguồn lực và kinh nghiệm để thực hiện tích hợp dọc sẽ gặp bất lợi về chi phí và không thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp thép lớn về chi phí và giá bán.

Tạo ra lợi thế chi phí bằng công nghệ sử dụng

Để đem lại lợi thế về chi phí trong cuộc cạnh tranh, công nghệ sử dụng cũng sẽ đóng vai trò quan trọng. Các công nghệ hiện đại thường có vốn đầu tư lớn và nhập khẩu từ các nước có công nghệ tiên tiến như Đức, Ý, Nhật, thường giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm được tiêu hao năng lượng, thường được các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh ưu tiên đầu tư. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực tài chính mỏng buộc phải lựa chọn các dây chuyền cán thép lạc hậu (thường nhập khẩu từ Trung Quốc), tiêu hao năng lượng lớn. Công nghệ hiện đại và các giải pháp công nghệ giúp các doanh nghiệp thép lớn phát huy được tính kinh tế nhờ quy mô và tiết giảm chi phí.

Tạo ra lợi thế thông qua tính kinh tế nhờ quy mô

Ngành thép do phải đầu tư lớn vào dây chuyền sản xuất do đó, có mức chi phí cố định cao. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp ngành thép muốn hạ được giá thành thì phải chiếm lĩnh được thị phần lớn. Sản lượng tiêu thụ càng lớn thì chi phí cố định trên một tấn thép thành phẩm sẽ càng nhỏ và giúp giảm giá thành. Do đó, những doanh nghiệp thép lớn như Thép Pomina, thép Hoà Phát, thép Thái Nguyên thường có giá thành thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, theo một phát biểu mới đây của lãnh đạo Tập đoàn Hoà Phát, thép Hoà Phát luôn có giá thành thấp hơn 5 – 7% so với thị trường.

Các nhóm chiến lược trong ngành thép cán nóng

Sơ đồ các nhóm chiếm lược trong ngành thép


 

Diện tích hình tròn tượng trưng cho thị phần của nhóm

Việc tích hợp dọc đi kèm với công nghệ hiện đại đang tạo ra hàng rào di chuyển cao bảo vệ các nhóm chiến lược thực hiện tích hợp dọc cao và công nghệ hiện đại. Điều này giải thích tại sao trong bối cảnh thị trường thép suy giảm, lãi suất và các chi phí đầu vào tăng cao, các doanh nghiệp thép lớn như Pomina, Hoà Phát, Thái Nguyên vẫn có kết quả khả quan và tận dụng hết công suất thiết kế, trong khi đó, các doanh nghiệp thép nhỏ điêu đứng và đứng trên bờ vực phá sản.

Bảng: Kết quả kinh doanh năm 2011 một số công ty thép

 

Doanh thu thuần (tỷ đồng)

Lợi nhuận sau thuế

(tỷ đồng)

Tăng trưởng doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Pomina

11.995

404

7%

14%

Hoà Phát

17.852

1.236

25%

19%

Thái Nguyên

9.683

126

16%

6%

Dana Ý

1.042

51

39%

15%

Xu hướng trên tạo ra hàng rào gia nhập cao với các đối thủ tiềm năng

Những xu hướng trên trong ngành thép cán nóng cũng đang tạo ra hàng rào gia nhập cao đối với các đối thủ gia nhập tiềm năng vì để có được lợi thế về chi phí như các doanh nghiệp thép lớn trên buộc các đối thủ gia nhập tiềm năng phải đầu tư lớn vào công nghệ hiện đại và cũng phải thực hiện tích hợp dọc. Điều này thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn và phải chấp nhập chịu lỗ trong giai đoạn đầu để chiếm lĩnh thị phần nhằm phát huy tính kinh tế nhờ quy mô. Điều này rất mạo hiểm và có nguy cơ thất bại cao trong trường hợp các công ty thép hiện hành thực hiện giảm giá để phản ứng. Đây có thể là một trong những lý do giải thích tại sao có rất nhiều dự án thép lớn của các công ty nước ngoài đã được các tỉnh cấp phép nhưng đến nay chưa khởi động thực hiện và đã bị rút giấy phép.

Ngành thép đang diễn ra xu hướng tập trung hoá

Với những biến động bất lợi trong giá cả đầu vào, những doanh nghiệp thép có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng sẽ không thể cạnh tranh và dần rút khỏi ngành (phá sản). Bên cạnh đó, việc tích hợp dọc và đầu tư vào công nghệ hiện đại đang tạo ra hàng rao gia nhập cao với các đối thủ tiềm năng. Điều này sẽ khiến thị phần tập trung vào trong tay những doanh nghiệp lớn có công nghệ hiện đại và lợi thế về chi phí.

Bảng: Thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong ngành

Công ty

Công suất thiết kế hiện tại (ngàn tấn)

Năm 2010

Năm 2011

Sản lượng sản xuất (ngàn tấn)

Thị phần (%)

Sản lượng sản xuất (ngàn tấn)

Thị phần (%)

Pomina

1,100

810

16.6%

755

15.6%

Hoà Phát

650

601

12.0%

654

13.3%

Thái Nguyên

600

578

12.6%

611

12.3%

VNS

450

396

7.6%

392

8.2%

Vinakyoei

400

416

8.7%

383

7.8%

Tổng 5 công ty

3,200

2,801

57.5%

2,795

57.2%

Nguồn: Báo cáo thường niêm năm 2011 HPG

Bảng số liệu trên cho thấy nhiều đặc điểm đáng chú ý về ngành thép. Ngành thép có mức độ tập trung hoá khá cao. Năm công ty lớn nhất trong ngành hiện đang nắm giữ xấp xỉ 57% tổng thị phần. Trong bối cảnh thị trường xây dựng năm 2011 ảm đạm và sức tiêu thụ thép toàn thị trường giảm thì các nhà máy thép lớn vẫn gần như phát huy hết công suất thiết kế hiện tại và đem lại lợi nhuận khả quan. Như vậy, có thể thấy, tác động tiêu cực từ sự suy giảm nhu cầu chủ yếu tác động đến các doanh nghiệp thép nhỏ, gặp bất lợi về chi phí. Riêng tại thị trường phía Nam, thép Pomina còn dư thừa một lượng công suất khá lớn. Do đó, Pomina có khả năng đáp ứng sự gia tăng nhu cầu thép trong tương lai mà chưa cần phải đầu tư mới, đáp trả bất kỳ sự tấn công nào vào thị trường miền nam thông qua việc giảm giá bán và tận dụng công suất dư thừa này.

Nguồn tin: TTVN

ĐỌC THÊM