Việc bãi bỏ hoàn thuế xuất khẩu lên đến 9% áp dụng từ ngày 15/7 là một sự kiện quan trọng đối với thị trường thép thế giới.Rất nhiều nước trong trên thế giới trừ Châu Âu đều trông chờ vào việc này để vực dậy giá thép đã rất thấp trong nhiều tháng qua
Chính sách hoàn thuế này được Trung Quốc áp dụng từ năm 2006 nhằm hỗ trợ việc xuất khẩu cho ngành thép nước này.Sau đó việc xuất khẩu vẫn chưa đạt như mong muốn nên đã tăng lên tới 9% cho thép cuộn cán nóng và 12% cho thép cuộn cán nguội.Với chính sách trên ngành thép TQ đã phát triển vượt bực chỉ trong vài ba năm ngắn ngủi, tiêu tốn hàng tỉ tấn nguyên liêu thô, đưa nên kinh tế TQ đi lên và hồi phục, tuy nhiên cái giá mà phải trả cho môi trường cũng như sự phát triển không kiểm soát là rất lớn.Lúc này chính sách hoàn thuế đã mất dần tính hỗ trợ phát triển mà ngược lại còn làm cho các DN thép phát triển ồ ạt, quá nóng.Ngay từ cuối tháng 5, việc chính phủ dự định bỏ hoàn thuế đã được lan truyền rộng rãi trong ngành thép thế giới.
Nền kinh tế TQ sau một thời gian phát triển quá nóng, bong bóng bất động sản,việc giữ giá đồng tiền đã đến lúc Chính phủ phải kiềm hãm sự phát triển này.
Trước mắt, thị trường thép xuất khẩu TQ càng phải chịu nhiều áp lực hơn do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế châu Âu và nhu cầu yếu từ các khu vực còn lại, tức là trong ngắn hạn không thể nhờ vào sự cứu vớt của sức tiêu thụ từ bên ngoài, thì bãi bỏ hoàn thuế xuất khẩu trở thành biện pháp có thể gây ra các xáo động lớn trong ngành thép Trung Quốc.
Đối diện với các vấn đề trong nước, chính phủ cũng không muốn khuyến khích các ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, ô nhiễm môi trường v.v, đặc biệt là ngành thép. Vì ngành thép là ngành gây ô nhiễm môi trường: Nhà máy phải có hệ thống xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn… , phải nhập khẩu nhiều nguồn nguyên liệu quặng, đẩy giá tài nguyên trong nước tăng cao gây mất ổn định mặt bằng chung; sản lượng vượt quá nhu cầu, lại còn thường xuyên bị đánh thuế chống bán phá giá từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, lại không đóng góp nhiều cho GDP.
Kết quả ban đầu của việc giảm sản lượng gây hiệu ứng tốt là GDP quý I tăng 11.9%, cao hơn so với mục tiêu đề ra 8%. Điều này cho thấy chính sản lượng dư thừa của các ngành công nghiệp nói chung, ngành thép nói riêng đang gây cản trở tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Nếu triệt để giải quyết vấn đề cung vượt cầu, tốc độ tăng trưởng GDP nước này sẽ còn tăng nhanh, mạnh hơn nữa.
Một loạt các chính sách đề ra trong ngành thép và xoá bỏ các nhà máy thép nhỏ dưới 1 triệu USD, gây ô nhiễm, các nhà máy có thép không đạt chất lượng cho thấy sự quyết tâm của chính phủ trong việc hướng ngành thép đến mục tiêu chỉ sản xuất cung ứng đủ nhu cầu trong nước.
Đánh giá tình hình XK thép TQ trong năm này chỉ chiếm 5% trong tổng sản lượng thép toàn quốc.Vì vậy, việc xuất khẩu không ảnh hưởng nhiều đến thị trường trong nước. Đối với thép cuộn cán nóng, giá nội địa khoảng 4,200 RMB/tấn (619 USD/tấn) thì giá xuất khẩu vào khoảng 600 USD/tấn(CFR). Lúc trước, nhà nước sẽ hỗ trợ 45 USD/tấn hoàn thuế. Khi bãi bỏ ko hoàn thuế nữa giá phải là 645 USD(CFR).Nhưng vấn đề với giá trên khách hàng quốc tế có chấp nhận hay không, điều này làm giảm ưu thế cạnh tranh và giảm khả năng xuất khẩu.
Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm đạt khoảng 17,917,000 tấn trong đó thép cuộn trơn, thép góc, thép tấm, thép ống, thép dùng để gia công và các sản phẩm khác lần lượt chiếm tỷ trọng 11.4%, 5.9%, 60.1%, 15.4%,1.0%và 6.2%. Các sản phẩm không được hỗ trợ đạt đến 7,033,000 tấn, chiếm 39.3%.
Chiến lược lâu dài của TQ là hạn chế nhập khẩu, bước đầu tiên là hạn chế xuất khẩu bằng cách hạ mức hỗ trợ đối với các sản phẩm CRC, HDG và thép mạ màu.
Tóm lại, nguyên nhân chính khiến TQ bãi bỏ hoàn thuế xuất khẩu là muốn hướng doanh nghiệp đến việc sản xuất đủ dùng để tránh ô nhiễm, tiêu tốn năng lượng v.v. Thêm nữa, khi không hỗ trợ doanh nghiệp, nhà nước cũng không thiệt hại nhiều do tỷ trọng và lợi nhuận ngành này mang về không cao lắm.
Việc bãi bỏ thuế xuất khẩu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các thị trường trên thế giới.Với Việt Nam, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm hơn 50% sản lượng chắc chắn sẽ phải ảnh huởng.Sắp tới giá chào từ các nhà máy Trung Quốc về Việt Nam sẽ tăng lên ít nhất phải bằng giá bán nội địa chưa tính đến các khoản phí vận chuyển và xếp dỡ(25-30usd).Có thể trước và sau thời gian 15/7 các DN nhỏ TQ sẽ hạ giá bán nội địa và xuất khẩu nhằm chạy đi số lượng hàng đã sản xuất.Nhưng đầu hoặc giữa tháng 8 việc tăng giá sẽ không tránh khỏi vì các nhà máy lớn và nhỏ TQ đều đã ký giá quặng cao.Hiện này , đồng đô la đã tăng giá lên 19.150 khiến giá nhập về phải tăng thêm áp lực vì vậy giá thành hàng nhập khẩu đã phải tăng lên.
Nguồn Steelvn.net