Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Phát hiện doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá thép không gỉ tại Việt Nam

Theo kết luận sơ bộ của Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) sau khi điều tra vụ việc điều tra chống bán phá giá mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ gồm Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan, thì có hiện tượng bán phá giá mặt hàng này vào thị trường Việt Nam, gây thiệt hại ở mức đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.

Để duy trì sân chơi lành mạnh cho thị trường trong nước, tạo điều kiện cho ngành sản xuất trong nước phát triển ổn định, Cục Quản lý Cạnh tranh đã kiến nghị áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong vòng 120 ngày đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài.

Theo đó, sản phẩm của các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc bị áp thuế từ 6,45% đến 6,99%; từ Indonesia sẽ chịu mức thuế 12,03% đến 14,38%; từ Malaysia sẽ chịu mức thuế 13,23% đến 14,38% và sản phẩm đến từ Đài Loan phải chịu mức thuế từ 13,23% tới 30,73%.

   
  Nhà máy thép Posco VST tại Đồng Nai (Ảnh Thanh Hương)  

Trước đó, vào ngày 6/5/2013, Cục Quản lý cạnh tranh đã nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Lãnh thổ Đài Loan do Công ty TNHH Posco VST và Công ty cổ phần Inox Hòa Bình là nguyên đơn.

Với bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có quyết định số 4460/QĐ-BCT tiến hành điều tra.

Thời hạn điều tra sơ bộ là 90 ngày kể từ ngày 02 tháng 7 năm 2013. Ngày 30 tháng 9 năm 2013, nhận thấy cần có thêm thời gian để đánh giá vụ việc, Cơ quan điều tra đã gia hạn thời gian điều tra sơ bộ thêm 60 ngày tiếp theo.

Theo cáo buộc của Posco VST và Inox Hòa Bình, sản phẩm thép không gỉ nhập khẩu từ 4 nước/vùng lãnh thổ nêu trên vào Việt Nam đang được bán phá giá và hành vi bán phá giá này đã và đang gây ra những thiệt hại đáng kể đối với ngành công nghiệp sản xuất thép không gỉ cán nguội của Việt Nam nói chung và nguyên đơn nói riêng.

Cơ quan điều tra cũng đã nhận được 8 bản trả lời của các doanh nghiệp Trung Quốc trong tổng số 16 bản gửi đi, 8 bản trả lời trong số 12 bản gửi đi của các doanh nghiệp Đài Loan, 1 bản trả lời doanh nghiệp Indonesia và 2 bản trả lời của doanh nghiệp Malaysia. Tại Việt Nam, có 20 bản trả lời trong tổng 42 bản gửi đi tới các nhà nhập khẩu và 4 bản trả lời trong tổng 7 bản câu hỏi gửi đi tới các nhà sản xuất trong nước.

Hàng hóa thuộc đối tượng điều tra được phân loại theo mã HS là 7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90; 7220.90.10; 7220.90.90. Các sản phẩm này hiện đang áp thuế từ 0-10% tùy theo khu vực.

Trong thời gian điều tra, lượng nhập khẩu chung từ các nguồn vào thị trường Việt Nam là 90.027 tấn và trong 3 năm, từ 2010 đến giai đoạn điều tra, lượng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam không có thay đổi lớn.

Tổng hợp về biên độ bán phá giá của các nước/vùng lãnh thổ:

Nước/vùng lãnh thổ

Tên nhà sản xuất/xuất khẩu

Biên độ bán phá giá

Trung Quốc

Lianzhong Stainless Steel Corporation

6,99%

 

Fujian Southeast Stainless Steel Co., Ltd.

6,45%

Indonesia

PT Jindal Stainless Indonesia

12,03%

Malaysia

Bahru Stainless Sdn. Bhd.

14,38%

 

Yieh United Steel Corporation

13,23%

Đài Loan

Yieh United Steel Corporation

13,23%

 

Yuan Long Stainless Steel Corp.

30,73%

Thanh Hương

Nguồn: Baodautu

ĐỌC THÊM