Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Phế liệu sắt thép nhập khẩu tăng mạnh cả về giá, lượng và kim ngạch

 Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 quý đầu năm nay cả nước đã nhập khẩu hơn 2,47 triệu tấn sắt thép phế liệu, trị giá 880,58 triệu USD, tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước, tăng 19,7% về lượng và trên 51% về kim ngạch. Giá nhập trung bình 355,9 USD/tấn, tăng 26% so với cùng kỳ.

 

Trong đó, riêng tháng 6/2018 nhập khẩu 385.881 tấn, tương đương 137,05 triệu USD, giảm 1% về lượng và giảm 3,4% về kim ngạch so với tháng 5/2018, nhưng so với cùng tháng năm 2017 thì tăng 11,2% về lượng và tăng 42,8% về kim ngạch.

Thị trường cung cấp sắt thép phế liệu cho Việt Nam chủ yếu là Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông, Australia.

Nhật Bản – thị trường đứng đầu về kim ngạch, trong 6 tháng đầu năm, lượng nhập khẩu tăng 6,8% so với cùng kỳ và kim ngạch cũng tăng 39,6%, đạt 678.718 tấn, trị giá 251,66 triệu USD, chiếm 27,4% trong tổng lượng phế liệu sắt thép nhập khẩu của cả nước và chiếm 28,6% trong tổng kim ngạch.

Mỹ – thị trường lớn thứ 2 cung cấp sắt thép phế liệu cho Việt Nam tăng 34% về lượng và tăng 67% trị giá so với cùng kỳ, đạt 445.622 tấn, trị giá 159,5 triệu USD, chiếm 18% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước.

Tiếp đến thị trường Hồng Kông (TQ) với 290.953 tấn, trị giá 106,65 triệu USD, giảm 9,4% về lượng nhưng tăng 19,2% về trị giá, chiếm 12% trong tổng lượng và tổng kim ngạch. 

Phế liệu sắt thép nhập khẩu từ thị trường Australia chiếm trên 8% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép của cả nước, đạt 202.467 tấn, tương đương 73,96 triệu USD, giảm 11,7% về lượng nhưng tăng 11,9% trị giá so với cùng kỳ.

Nhìn chung, trong 2 qúy đầu năm nay nhập khẩu sắt thép phế liệu từ hầu hết các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý nhất là nhập khẩu sắt thép phế liệu từ thị trường Hà Lan tăng đột biến gấp 321,8 lần về lượng và tăng 491,8 lần về trị giá so với cùng kỳ, đạt 49.233 tấn, tương đương 18,49 triệu USD. Nhập khẩu từ thị trường Campuchia cũng tăng rất mạnh gấp 18 lần về lượng và tăng gấp 29,6 lần về trị giá so với cùng kỳ, đạt 31.449 tấn, tương đương 10,86 triệu USD.

Bên cạnh đó, nhập khẩu còn tăng mạnh ở các thị trường như: Mexico tăng gấp 6,6 lần về lượng và tăng gấp 9,5 lần về trị giá, Anh tăng gấp 2,5 lần về lượng và tăng gấp 3,3 lần về trị giá, Đài Loan tăng gấp 22 lần về lượng và tăng gấp 2,7 lần về trị giá.

Ngược lại, nhập khẩu sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Brazil giảm 97% về lượng và giảm 96% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; U.A.E giảm 80,4% về lượng và giảm 74,9% về kim ngạch; Singapore giảm 57% về lượng và giảm 43,9% về kim ngạch; NewZealand giảm 43,8% về lượng và giảm 35,9% về kim ngạch.

Thị trường

6T/2018

+/- so với cùng kỳ (%)

Lượng

(tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

(tấn)

Trị giá (USD)

Tổng cộng

2.474.247

880.577.492

19,67

51,02

Nhật Bản

678.718

251.661.845

6,75

39,58

Mỹ

445.622

159.502.268

33,97

66,98

Hồng Kông (TQ)

290.953

106.654.257

-9,36

19,17

Australia

202.467

73.960.678

-11,72

11,86

Philippines

67.794

24.460.734

110,8

161,23

Hà Lan

49.233

18.493.415

32,078,43

49,080,69

Anh

47.715

16.240.352

146,86

232,1

Singapore

42.021

15.578.756

-57,07

-43,92

New Zealand

41.630

14.073.218

-43,79

-35,87

Chile

39.015

12.491.176

39,83

76,72

Campuchia

31.449

10.856.823

1,702,23

2,857,39

Đài Loan (TQ)

27.180

5.745.100

2,104,38

166,09

Canada

26.261

9.228.030

59,27

112,73

Ireland

1.015

337.454

105,88

148,98

Mexico

826

290.244

560,8

849,32

U.A.E

485

157.726

-80,37

-74,87

Brazil

263

93.322

-97,08

-95,96

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM