Chỉ số quản lý sức mua tháng 6 của Trung Quốc (PMI) cho ngành thép giảm 5 điểm cơ bản tới mốc thấp chưa từng thấy kể từ tháng 12/2008. Triển vọng thị trường cho tháng 7 vẫn còn mờ mịt, do giá thép liên tục giảm, sức mua yếu dần.
Tháng trước, PMI giảm còn 37.4 điểm. Kết quả này cho thấy các nhà máy trong nước đang đối mặt với tình hình sản xuất và môi trường kinh doanh khó khăn hơn. “Đã đến lúc ngành thép thực hiện tái cấu trúc do nguồn cung dư thừa kéo dài, làm tồn kho thép gia tăng và lỗ nặng hơn”.
Sản lượng thép thô hàng ngày của cả nước trong tháng 5 giảm 1,77% so với tháng 4, nhưng của 88 nhà máy thuộc Hiệp hội sắt thép lại tăng 2,3% trong 10 ngày đầu tháng 6 lên 1,739 triệu tấn/ngày. “Sự phục hồi này đã làm tăng nỗi lo sợ của các nhà máy rằng việc cắt giảm sản lượng vào cuối nửa đầu năm sẽ gây ảnh hưởng đến thỏa thuận tín dụng của ngân hàng cho 6 tháng cuối năm”.
Nhưng việc nhiều nhà máy sẽ tạm ngưng lò nung hay các nhà máy cán thép vào cuối tháng 6 hay đầu tháng 7 là không thể tránh khỏi, do tổng thiệt hại lên khoảng 300 NDT/tấn (49 USD/tấn). Một số nhà máy trong đó có Liuzhou Steel, Ma’anshan Steel và Baotou Steel đã bắt đầu bảo trì lò nung kể từ giữa hay cuối tháng 6.
Chỉ số phụ sản lượng thép và mức tiêu thụ trong nước giảm tới mốc thấp mới kể từ 2008 với lần lượt 34.2 và 27.9 điểm.
Đồng thời, giá thép trong nước đã sụt giảm tới mốc thấp mới suốt tháng vừa qua do sức mua yếu từ các ngành như ô tô, sản xuất máy móc và xây dựng tư nhân-một phần là do những ngày nắng nóng và mưa gió.
Kết quả là, tổng lượng thép tồn kho tại các nhà máy thành viên CISA tăng 479.700 tấn trong 10 ngày đầu tháng 6 lên 16,31 triệu tấn trong khi tồn kho tại các đại lý tăng 54.000 tấn trong tuần trước lên 12,29 triệu tấn tính đến ngày 26/6.
CSLPC thừa nhận xuất khẩu thép đã “cứu” các nhà máy trong tháng trước. Với giá cả cạnh tranh trên thị trường nước ngoài nên dự báo khối lượng xuất khẩu sẽ vẫn cao trong những tháng tới.
Nguồn tin: satthep.net