Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Rà soát giấy phép đầu tư ngành thép

Hiệp hội Thép vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng rút giấy phép các dự án chậm tiến độ, gây lãng phí, ảnh hưởng đến công suất chung của ngành.

Theo Hiệp hội Thép, năng lực sản xuất các sản phẩm thép hiện có vượt quá xa với nhu cầu thực tế của thị trường trong nước. Tuy nhiên, việc cấp giấy phép xây dựng ở các địa phương vẫn được tiếp tục. Hiệp hội lo các nhà máy sẽ phải vận hành thấp xa mức công suất thiết kế, gây lãng phí và hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt việc cấp giấy phép cho nước ngoài đầu tư 100% đối với sản phẩm thép thông thường không có gì mới trong công nghệ là bất hợp lý.

Ảnh: Hoàng Hà
Năng lực sản xuất các sản phẩm thép hiện có vượt quá xa với nhu cầu thực tế của thị trường trong nước. Ảnh: Hoàng Hà.

Hiệp Hội Thép Việt Nam kiến nghị Thủ tướng cần có văn bản chỉ thị các địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ trong việc cấp giấy phép đầu tư cho ngành thép. Trong thời gian tới, chỉ cấp phép đầu tư để sản xuất các sản phẩm thép Việt Nam chưa sản xuất được như dẹt cán nóng, chế tạo, hợp kim, thép chất lượng và các nguyên liệu.

Hiệp hội đề nghị rà soát tiến độ thực hiện các dự án, đặc biệt là các dự án đầu tư lớn của nước ngoài triển khai chậm trễ, lưu ý khả năng tài chính của các doanh nghiệp này. Trong trường hợp chậm tiến độ mà không có lý do chính đáng, Hiệp hội đề nghị Chính phủ nên rút giấy phép.

Hiệp hội Thép cho biết, tính tới tháng 3/2010, công suất các nhà máy phôi thép trên cả nước đạt 5.730.000 tấn mỗi năm. Thép xây dựng các loại đạt 7.830.000 tấn mỗi năm. Theo Bộ Công Thương, từ năm 2007 tới nay mới chỉ có 32 trong số 65 dự án thép được cấp phép đầu tư. Bộ đang thực hiện lộ trình xóa bỏ các dự án cũ, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng đồng thời xử lý dứt điểm đối với những dự án thép không đủ tiêu chuẩn, ngoài quy hoạch.

Vnexpress

ĐỌC THÊM