Trong khi nền kinh tế toàn cầu có vẻ nhận được nhiều động lực hỗ trợ hơn cách đây 7-8 năm thì nó vẫn tiềm ẩn rủi ro, theo như Roger Bootle, nhà thành lập Capital Economics cho biết.
Mặc dù các lo lắng về nền kinh tế Trung Quốc đã giảm nhưng vẫn rủi ro. Hệ thống tài chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn rất ảm đạm và có thể sụp đổ đột ngột.
Ông Bootle cho biết nhiều người không tin vào số liệu GDP của Trung Quốc. Chỉ số CAP (China Activity Proxy) của công ty nghiên cứu Capital Ecônmics cho biết nền kinh tế đang tăng trưởng 5%, dưới mức số liệu thống kê và sẽ giảm xuống quanh mức 4%. Nếu không có cải tiến về nguồn quỹ, GDP Trung Quốc có thể rất thấp tầm 2%, mức tăng trưởng cho thấy nó không thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
GDP Trung Quốc tăng do sản lượng bằng với tổng sản lượng từ Đức và Pháp, cho thấy mức sản lượng tăng cao từ năm 2007.
Nền kinh tế khu vực đồng Euro cũng là sự rủi ro khác, với tăng trưởng ở vài nước chậm chạp kể từ khi tiếp nhận đồng Euro. Ý tăng trưởng tổng cộng 9% kể từ khi đồng tiền được công bố. Trong khi Đức và Anh phục hồi mạnh về GDP thì Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha va Ý vẫn rất yếu.
Chủ nghĩa hoài nghi Châu Âu cũng là mối đe dọa thực sự ở vài quốc gia, chẳng hạn Ý và vài nền kinh tế không xem việc trở thành thành viên EU là có lợi. Có vài quan ngại về sự bất bình đẳng và niềm tin vào các thị trường tài chính, với sự tăng lên của sự quan lieu đang tìm cách tăng vai trò của Chính phủ trên thị trường, Ông Bootle cho biết.
Các nhà hoạch định chính sách cũng có quyết định khó khăn khi giải quyết vấn đề lãi suất, do đó họ tăng lãi suất để ngăn chặn sự phát triển bong bóng với lạm phát chỉ đe dọa ở mức độ thấp hoặc không hành động quá sớm.
Tỷ lệ nợ, thậm chí ở các nước phát triển cũng tiềm ẩn rủi ro do họ có thể giới hạn khả năng của Chính phủ để đáp ứng các khủng hoảng tương lai theo cách yêu cầu. Angel Gurria, Tổng thư ký của OECD đồng tình rằng tín dụng là một vấn đề. Tuy nhiên ông cũng cho biết có nhiều quy định kể từ khi khủng hoảng đặc biệt là giảm cho vay cho các công ty nhỏ và vừa.
Trong khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 3.5% vào năm nay so với mức 3% năm ngoái thì tăng trưởng vẫn chưa đạt được mức trước khủng hoảng. Lương chỉ tăng 0.2% kể từ năm 2008 và năng suất tăng chậm chạp dưới sự bình ổn nền kinh tế để kích thích tăng trưởng kinh tế bền vững.
Thương mại mở rộng, với xuất khẩu tăng mạnh tại các thành viên OECD nhưng thế giới đã trải qua giai đoạn trì trệ kéo dài trong thương mại thế giới tới GDP trong vòng 70 năm. Thương mại đáng lẽ phải tăng 7-8% chứ không phải mức 4%.
Nguồn tin: Satthep.net