Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Samsung, LG, Panasonic...kiến nghị đưa tôn màu PCM/VCM nhập khẩu làm hàng gia dụng ra khỏi phạm vi áp dụng tự vệ

 Tại phiên tham vấn công khai của Vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với một số mặt hàng tôn màu nhập khẩu (mã vụ việc SG05), các DN lớn như Panasonic,Samsung, LG…đều đề nghị miễn trừ tôn màu PCM/VCM nhập khẩu ra khỏi phạm vi hàng hóa bị điều tra áp dụng tự vệ và phân chia mã HS riêng cho sản phẩm tôn màu PCM/VCM.

Cục Quản lý Cạnh tranh đã tổ chức phiên tham vấn công khai với các bên liên quan tới quá trình điều tra để tạo điều kiện cho các bên trình bày ý kiến, cung cấp thông tin cần thiết trước khi Cơ quan điều tra ban hành kết luận cuối cùng

“Ông lớn” sản xuất đồ gia dụng “phản pháo”

Công ty TNHH Điện tử Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) cho rằng, tôn màu PCM/VCM nhập khẩu dùng trong ngành điện gia dụng khác biệt với tôn màu dùng trong xây dựng, cả về đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng nên không gây bất cứ thiệt hại nào cho ngành sản xuất trong nước.

Việc mặt hàng tôn màu PCM/VCM nhập khẩu bị áp thuế tự vệ sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phạm vi đầu tư tại Việt Nam, thu hẹp cơ hội mở rộng đầu tư hầu hết với các mảng đầu tư liên quan đến con người, trang thiết bị, quy mô…

“Mối quan ngại lớn nhất của SEHC là nếu thép mạ màu bị áp thuế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của SEHC thông qua việc tăng chi phí sản xuất. Cụ thể, tổng lượng thất thoát chênh lệch lên tới 25 triệu USD, dẫn tới giá thành tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới phạm vi đầu tư tại Việt Nam.

“Chúng tôi kiến nghị loại trừ tôn màu PCM/VCM nhập khẩu khỏi phạm vi điều tra áp dụng biện pháp tự vệ và cam kết phối hợp với Bộ Công thương trong việc kiểm soát hàng hóa nhập khẩu:, nguyên văn nội dung trình bày trong buổi tham vấn của SEHC do ông Park Jaesik, Giám đốc Phòng mua hàng Công ty Samsung Electronics HCMC CE Complex ký.

Các nhà sản xuất hàng gia dụng lớn như LG, Samsung, Panasonic đều kiến nghị loại trừ sản phẩm tôn màu
PCM/VCM sản xuất các sản phẩm gia dụng ra khỏi phạm vi điều tra các biện pháp tự vệ.

Trong khi đó, một “ông lớn” trong ngành hàng gia dụng là Công ty LG Electronics Việt Nam Hải Phòng cũng phản pháo rằng, sản phẩm tôn màu PCM/VCM mà Công ty nhập khẩu chưa được sản xuất trong nước. Hàng hóa trong nước không đáp ứng được tiêu chuẩn PoHS, không đáp ứng được yêu cầu lý hóa tính mà Công ty đang sản xuất, đổi lại, hàng nhập khẩu lại có sức bền và khả năng chống ăn mòn cao.

Hiện tại, LG đã và đang nhập khẩu các nguyên vật liệu là Thép không hợp kim mạ kẽm (tên sản phẩm viết tắt PCM/VCM), mã HS: 7210.7010 từ Trung Quốc, Hàn Quốc làm nguyên vật liệu để phục vụ cho việc sản xuất máy giặt.

Như vậy, có thể thấy sản phẩm nhập khẩu chưa được sản xuất ở trong nước; đồng thời, đặc tính kỹ thuật của hàng hóa nhập khẩu khác biệt với hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, các sản phẩm này lại có cùng mã HS.

Do đó, Công ty LG kiến nghị Cục quản lý Cạnh tranh xem xét các giải trình cùng hồ sơ thông tin của Công ty LG và loại trừ sản phẩm tôn màu PCM/VCM (mã HS code: 7210.70.10) để sản xuất các sản phẩm gia dụng ra khỏi phạm vi điều tra các biện pháp tự vệ.

Theo đại diện Công ty Thép JFE Shoji Việt Nam, tôn màu nhập khẩu có thể chia ra thành 2 loại theo mục đích sử dụng, bao gồm: tôn màu phục vụ sản xuất đồ gia dụng và tôn màu phục vụ ngành xây dựng.

“Các doanh nghiệp sử dụng tôn màu PCM/VCM nhập khẩu để sản xuất thiết bị điện gia dụng như Samsung và Aqua sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, do đó, Công ty đề nghị không áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu PCM/VCM nhập khẩu sản xuất đồ gia dụng.

Doanh nghiệp lớn trong ngành hàng gia dụng là Panasonic cũng kiến nghị, cần phân chia mã HS riêng cho mặt hàng tôn màu nhập khẩu sản xuất đồ gia dụng, đồng thời miễn trừ sản phẩm tôn màu PCM/VCM ra khỏi danh mục hàng hóa áp dụng biện pháp tự vệ của Bộ Công thương.

Đại diện Panasonic cũng khẳng định, Công ty không thể dùng sản phẩm thép cho xây dựng, sản xuất tại Việt Nam để sản xuất hàng gia dụng vì RoHS không đạt chuẩn, nhất là đối với sản phẩm tủ lạnh chứa thức ăn.

Số liệu thống kê của Panasonic cho thấy, từ năm 2003 đến nay, hãng đã bán ra 4,7 triệu sản phẩm, gồm 3,6 triệu chiếc tủ lạnh, 1,1 triệu chiếc máy giặt, với tổng doanh thu 21.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho 5.000 lao động.

Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, Panasonic dự kiến xuất khẩu nhiều hơn hàng hóa sản xuất từ Việt Nam ra thế giới, đặc biệt là tăng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Bởi vậy, khi các biện pháp phòng vệ được áp dụng, hãng này cho biết sẽ phải tính toán khả năng chuyển nhà máy sản xuất tới các nước châu Á khác.

Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại

Trong khi các doanh nghiệp sản xuất đồ gia dụng đồng loạt phản pháo biện pháp tự vệ với tôn màu PCM/VCM thì Công ty Luật hợp danh Nghiêm&Chính đề nghị áp dụng biện pháp tự vệ chính thức theo hình thức thuế nhập khẩu bổ sung với mức thuế suất 30% trong thời gian 4 năm.

Đại diện của Công ty Luật, đại diện cho bên yêu cầu và các doanh nghiệp ủng hộ khẳng định, có dấu hiệu chứng minh sự gia tăng đột biến về cả về tương đối và tuyệt đối của tôn màu giai đoạn 2013-2015 và dấu hiệu thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

Cơ sở của việc áp thuế 30% là doanh thu của toàn ngành sản xuất trong nước năm 2015 bị sụt giảm 11% so với năm 2014. Tổng chi phí cho Tôn mạ màu sản xuất trong nước năm 2015 đã gia tăng 4% so với năm 2014. Lợi nhuận sau thuế trên mỗi đơn vị hàng hóa của các Bên yêu cầu năm 2015 sụt giảm 82% so với lợi nhuận sau thuế trên mỗi đơn vị hàng hóa năm 2014; Công suất sử dụng của ngành sản xuất nội địa năm 2015 giảm 25% so với năm 2014; Tổng thị phần của ngành sản xuất trong nước bị sụt giảm trung bình mỗi năm khoảng 8.5% trong giai đoạn 2013 – 2015, đặc biệt năm 2015 sụt giảm 10.66% so với năm 2014....

Tổng thị phần của ngành sản xuất trong nước bị sụt giảm trung bình mỗi năm khoảng 8.5% trong giai đoạn 2013 – 2015, đặc biệt năm 2015 sụt giảm 10.66% so với năm 2014.

Tổng thị phần của ngành sản xuất trong nước bị sụt giảm mạnh, gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp.

Như vậy, số liệu về thị phần cho thấy ngành sản xuất trong nước đang mất dần thị phần trước hàng nhập khẩu và cũng thể hiện ngành sản xuất ttrong nước đang chịu thiệt hại nghiêm trọng, thị phần bị giảm chỉ còn nhỉnh hơn hàng nhập khẩu chút ít.

Nếu năm 2013 công suất sử dụng của toàn ngành là 81%, thì đến năm 2014 giảm xuống chỉ còn 68% và đặc biệt giảm sâu trong năm 2015 chỉ còn 43%. Như vậy, công suất sử dụng của toàn ngành năm 2014 đã giảm 13% so với năm 2013 và năm 2015 đã giảm 25% so với năm 2014

Lượng tồn kho của hàng hóa sản xuất trong nước năm 2016 cũng tăng 3,5 lần (120 ngàn tấn) so với 2013 cho thấy ngành sản xuất trong nước cũng đang chịu thiệt hại từ hoạt động nhập khẩu ồ ạt tôn mầu vào Việt Nam.

Do áp lực cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu, giá bán của sản phẩm tương tự trong nước sản xuất cũng phải giảm đi đáng kể trong giai đoạn 2013 – 2016.

Năm 2016, giá giảm gần 35% so với năm 2015. Có tác động ép giá và kìm giá của hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa trong nước.
Ngoài ra theo thông tin từ VSA, năm 2016, sản lượng tôn mạ màu nhập khẩu vào Việt Nam là 592.860 tấn, tăng 91% so với lượng Tôn mạ màu nhập khẩu năm 2015 và tăng 357% so với năm 2013. Điều này càng cho thấy rõ rằng việc nhập khẩu tôn mạ màu thời gian qua tăng đột biến và tăng liên tục.

Với những chứng cứ nêu trên, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đề nghị Bộ Công thương xem xét, đưa ra Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng tôn màu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, phát huy hiệu quả đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động, là tiền đề để có được sự phát triển bền vững ngành thép Việt Nam.

Nguồn tin: Đầu tư

ĐỌC THÊM