Sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu do khủng hoảng tài chính đã tác động đến tất cả các lĩnh vực ngành nghề, ngành công nghiệp kim loại như sản xuất thép- một phần không thể thiếu của ngành- hiện đang cắt giảm sản lượng và giảm giá, điều này gợi lại tình trạng của năm 2000 khi ngành này đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất từng xảy ra. Hậu quả không chỉ giới hạn ở ngành thép, ngành kim loại màu gồm nhôm, đồng cũng gặp phải sự giảm giá mạnh, dù thế ngành này gần đây vẫn chưa thấy có ý định cắt giảm sản lượng.
Chắc chắn rằng các nhà sản xuất thép hàng đầu như JSW Steel, Essar Steel và Ispat Industries đang thăm dò sự lựa chọn quốc hữu hóa sản xuất, cho đến giờ họ vẫn chưa có nhận định chính thức về vấn đề này. Tuy nhiên các công ty này vẫn duy trì cắt giảm sản lượng ở các cơ sở nước ngoài vì tình trạng ngày càng gay go hơn ở Mỹ và Châu Âu, nơi khủng hoảng tài chính đang lấn át cầu. Theo như đã tìm hiểu, một cách cục bộ, các hãng này đang xem xét có nên cắt giảm sản lượng khoảng 10-20% hay không.
Mặc dù sự suy thoái tác động đến hầu hết các hãng, những công ty tạo lợi nhuận này đã chịu ảnh hưởng nhiều hơn so với những công ty có giỏ sản phẩm “linh động”. Đó là bởi vì giá của các sản phẩm làm từ thép như thép cán nóng, đã giảm mạnh, khoảng 350USD/tấn trong 45 ngày trước đó. Đối với sản phẩm giá trị cao do các công ty lớn hơn như Tata Steel sản xuất thì tình trạng dễ biến động này ít hơn.
Giá giảm đã góp phần vào sự tăng lãi suất tín dụng (để kiểm chế lạm phát) và giảm cầu ở Trung Quốc. “Ở Trung Quốc, sản xuất đã giảm trầm trọng vì cầu yếu” -giám đốc tài chính của JSW Steel ông M V S Seshagiri Rao cho biết. Ví dụ, Trung Quốc đã từng tạo ra 45 triệu tấn thép mỗi tháng cho đến hết tháng 7, bằng với tổng sản lượng của Ấn Độ trong 10 tháng.
”Lượng này đã giảm chỉ còn 41 triệu tấn và rất có thể sẽ giảm hơn nữa” ông Rao nói thêm. Các biện pháp siết chặt quản lý chi phí đã thắt chặt đầu tư tài sản cố định và tiêu dùng kim loại ở Trung Quốc, một bản tin quốc tế cho biết. Theo các ủy viên ban quản trị ngành thép của Ấn Độ, một số nhà máy thép trung Quốc đang giảm sản lượng. Ước tính sẽ giảm 1,25-1,3 triệu tấn thép cán nóng do sự ngừng hoạt động hiện tại ở các nhà máy lớn. Một số hãng đã ngừng sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng thấp như phôi dẹt, thép xây dựng và dây cán.
Doanh nghiệp nhà nước NMDC, DN cung cấp phần lớn quặng sắt cho các hãng thép Ấn Độ, rất có thể sẽ gặp các hãng mua của Nhật Bản. “chúng tôi sẽ quyết định giá quặng, nó có thể diễn ra sau hoặc trước cuộc gặp mặt ở Nhật Bản” giám đốc Rana Som cho biết. DN nhà nước cung cấp quặng này có khả năng sẽ xem xét tăng giá vì “giá hợp đồng dài hạn thấp hơn giá trao đổi tại nơi giao hàng” – theo ông Som.
Trong cả khu vực kim loại màu, tình trạng cũng rất khó khăn. Anil Agarwal- điều hành Vedanta Resources hôm thứ 3 đã cho biết sản lượng đồng catot của họ ở Tuticorin đã giảm 13,4% chỉ còn 149 000 tấn. Mặc dù điều này là do kế hoạch ngừng sản xuất bảo dưỡng 26 ngày trong quý đầu tiên và vấn đề ổn định trong quý II, suy thoái về cầu vẫn có một vài tác động trong ngắn hạn. “Có sự suy giảm, chắc chắn.”- ông Tarun Jain, giám đốc tài chính của Vedanta. “Tất cả các loại tài sản, bao gồm cả kim loại, đã lâm vào sự suy giảm và cuộc khủng hoảng tài chính đang tác động xấu đến tất cả.”
Về nhôm, tuần trước đã có một sự giảm giá lớn dẫn đến hầu hết các nhà sản xuất nhôm trên thế giới đều bị tổn thất. Một bản tin mới đây của Macquarie Research cho biết hầu như giá các kim loại cơ bản đều giảm mạnh trong tuần trước - niken giảm 28,7%, đồng 28,5%, kẽm 18,6% và nhôm 11,5% vì “Cầu trên thế giới có xu hướng đi xuống nhanh trong 12-18 tháng tới”. Mới đây chỉ số sản xuất công nghiệp giảm cho thấy sản lượng co lại. Ông Rao cho biết chính phủ nên tiến hành những đo lường để phân tích chỉ ra vấn đề này.
“Điều này chủ yếu do vấn đề về tài chính … do đó nó cần được giải quyết trước tiên. Ngành nên có sự giúp đỡ về vốn lưu động và tín dụng thư. Việc mua bán trao đổi đang chết dần và điều đó thực sự nguy hiểm cho ngành” ông nhận định thêm.
(Internet)