Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Sắp tăng thuế nhập khẩu nhiều mặt hàng sắt, thép?

Theo Dự thảo Thông tư sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng sắt hoặc thép bán thành phẩm và sắt hoặc thép thành phẩm tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC vừa công bố, mức thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng sắt, thép sẽ tăng lên.

Bộ tài chính cho biết, căn cứ vào tình hình năng lực, chủng loại thép trong nước đã sản xuất được, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với những chủng loại phôi thép trong nước đã sản xuất được hiện là 7%, 9% (mã hàng 7207.11.00, 7207.12.90, 7207.19.00, 7207.20.29, 7207.20.99), đối với những chủng loại phôi thép trong nước chưa sản xuất được (phôi dẹt, phôi tấm) là 0% (mã hàng 7207.12.10, 7207.20.10, 7207.20.21, 7207.20.91, 7207.20.92). Như vậy đối với các mặt hàng trong nước đã sản xuất được (có mức thuế 7%, 9%) vẫn còn dư địa tăng thêm 1-3% (cam kết WTO là 10%).

Do năng lực sản xuất phôi thép (phôi vuông) đã dư thừa nên nhằm góp phần tăng cường biện pháp thuế quan nhằm bảo vệ và khuyến khích việc sản xuất thép trong nước trong bối cảnh thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cắt giảm sâu, Bộ tài chính dự kiến điều chỉnh tăng mức thuế nhập khẩu ưu đãi các mặt hàng phôi thép thuộc các mã hàng 7207.11.00, 7207.12.90, 7207.19.00, 7207.20.29, 7207.20.99 hiện đang có mức thuế suất 7%, 9% lên mức 10%, bằng cam kết WTO năm 2015. Đối với các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt: do đây là các cam kết mà Việt Nam phải thực hiện theo các Hiệp định thương mại trong khu vực nên đề nghị thực hiện theo các Thông tư Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hiện hành.

Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mã hàng 7210.70.90 (Thép lá mạ kẽm và phủ màu, thép lá mạ hợp kim nhôm-kẽm và phủ màu) từ 3% lên 5% bằng mức trần cam kết WTO để bảo hộ sản xuất trong nước. Hiện tại thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của mã hàng này theo ACFTA, ATIGA, AKFTA, VJFTA là 0%. Kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm của mã hàng 7210.70.90 là 12 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là 9,4 triệu USD (chiếm 78% tổng lượng nhập khẩu).

Các mã hàng sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng, có chiều rộng dưới 600mm, chưa phủ, mạ hoặc tráng hiện đang có mức thuế suất 5% (gồm các mã hàng 7211.19.12, 7211.19.22, 7211.23.10, 7211.23.30, 7211.29.10, 7211.29.30, 7211.90.20, 7211.90.30) cũng dự kiến được tăng lên 7% để bảo hộ sản xuất trong nước và để thống nhất thuế suất các mặt hàng có tính chất tương đồng trong cùng một nhóm. Về bản chất, các mặt hàng là thép không hợp kim cán phẳng, chỉ khác nhau về hình dạng là đai, dải hay dạng khác nhưng hiện tại đang có mức thuế suất chênh lệch là 5% và 7%.

Cùng được đề xuất điều chỉnh tăng thuế từ 5% đến 7% còn có mặt hàng sắt hoặc thép được mạ hoặc tráng thiếc gồm các mã hàng 7212.10.10, 7212.10.91 để phù hợp nguyên tắc thuế suất của bán thành phẩm không cao hơn thuế suất của thành phẩm, và để thống nhất với mức thuế suất 7% của các mặt hàng tương tự cùng nhóm 7212.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính dự kiến tăng 6 dòng thuế mặt hàng thép cốt bê tông thuộc các mã hàng 7213.99.20, 7214.20.31, 7214.20.41, 7214.20.51, 7214.20.61, 7215.50.91, 7215.90.10 từ mức 15% lên thống nhất mức 20%, do đây là thép dùng trong xây dựng, trong nước đã sản xuất được đáp ứng đủ nhu cầu. Trong đó, khung thuế suất do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định của nhóm hàng này là 0-35%, cam kết WTO là 15%, 25% tùy dòng.

Bộ Tài chính dự kiến tăng 10 dòng hàng sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình hiện có mức thuế suất 10%, 12% (gồm các mã hàng 7216.10.00, 7216.21.00, 7216.22.00, 7216.31.00, 7216.32.00, 7216.33.00, 7216.40.00, 7216.61.00, 7216.91.00, 7216.99.00) lên thống nhất mức 15%. Lý giải cho việc tăng thuế nhóm hàng này, Bộ Tài chính cho biết là để bảo hộ hàng hóa trong nước đã sản xuất được và thống nhất mức thuế suất của các mặt hàng trong cùng nhóm.

Nguông tin: Doanh nghiệp

ĐỌC THÊM