Công ty sẽ cố gắng đạt được con số 100 tỷ đồng LNST tương ứng với doanh thu 8.000 tỷ đồng; cổ tức 10% tiền mặt và 20% bằng cổ phiếu. Được biết năm 2010, ngân hàng bán quyền chọn nên doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong quản trị rủi ro tỷ giá. Công ty phải phát triển quan hệ với ngân hàng để đảm bảo cung ngoại tệ và các công ty xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ để mua được ngoại tệ giá hợp lý. Nợ khó đòi của SMC hiện khoảng 3 tỷ đồng. Năm 2010, SMC có khoản chi 20 tỷ đồng đồng tiền phí môi giới cho CTCK Bản Việt. Trong đó, khoản chi phí phát hành cổ phiếu là 2,9 tỷ đồng, còn lại bản chất là khoản cho vay mà SMC sẽ thu hồi về trong thời gian tới – do VCSC làm bảo lãnh phát hành cho SMC.
Cổ đông chọn phương án cổ tức 10% tiền mặt và 20% cổ phiếu
Theo tờ trình phương án chia cổ tức năm 2010, HĐQT đưa ra 2 phương án, theo đó: phương án thứ nhất SMC sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt 10% và bằng cổ phiếu 20%; phương án 2 SMC sẽ chia cổ tức 16% bằng tiền mặt (10% được chia sau khi có báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm, 6% còn lại được chi trả sau khi có báo cáo kiểm toán năm 2011).
Tuy nhiên, sau quá trình thảo luận phương án cổ tức 1 đã được thông qua.
Trả lời chất vấn của cổ đông về phương án chia cổ tức, đại diện của SMC cho biết: Thông thường, HĐQT đưa ra mức dự kiến cổ tức trước, điều này khẳng định Ban lãnh đạo có sự an tâm, nghiêm túc trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, dựa trên cơ sở đó để chia cổ tức. Việc thực hiện chia cổ tức là một tỷ lệ ấn định trước nhà đầu tư có thể đánh giá được dòng tiền đầu tư sẽ diễn biến thế nào;
SMC muốn tránh việc phát hành cổ phiếu trong năm 2011. Do vậy SMC đã dung hòa giữa chia cổ tức bằng tiền và cổ phiếu.
Nhà máy Thép Phú Mỹ vượt dự toán
Trong năm 2010, SMC chuyển tiền cho dự án nhà máy cơ khí thép SMC Phú Mỹ với tổng mức đầu tư 93,4 tỷ đồng. Đầu tư mở rộng tại khu công nghiệp Hiệp Phước – Nhà Bè bao gồm tiền thuê đất dài hạn, chi phí thiết kế nhà xưởng với tổng mức đầu tư 30,2 tỷ đồng.
Đối với Dự án Nhà máy Thép Phú Mỹ, SMC cho biết, thông thường dự toán cho dự án được đưa ra ở mức thấp, tuy nhiên thực tế khi thực hiện, do nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng nên rất dễ thay đổi khung của dự toán. Đầu tư không kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, lựa chọn thời điểm đầu cũng rất quan trọng - đầu tư sớm quá cũng không tốt nhưng trễ quá thì kẹt cũng như mức đầu tư.
Tổng mức dự toán cho dự án này là 135 tỷ đồng. Nhưng đến hôm nay, SMC đã thực hiện chi phí thực tế 140 tỷ đồng, “vượt nhưng trong phạm vi chấp nhận được. Vượt là do các thiết bị, máy móc mua của Đài Loan nên giá thành cao.” – đại diện của SMC cho biết.
“Không thấy điểm sáng thậm chí là tối đen trong quý II”
Năm nay, SMC có nhiều thuận lợi - giá thép thế giới tăng, từ đầu năm đến hết quý I giá thép thế giới tăng bình quân 10%, do vậy kết quả kinh doanh quý I theo SMC là “rất hiệu quả”. Cụ thể, doanh thu 2.105 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 31 tỷ đồng.
Tồn kho ngày 31/12/2010 tổng các mặt hàng 45.000 tấn, tồn kho đến tháng 3/2011 khoảng 30.000 tấn, hàng hóa đang trên đường về 20.000 tấn. Theo SMC, lý do tồn kho nhiều là do SMC đã chủ động tăng dự trữ vào cuối năm và bán ra nhiều sau tết nguyên đán. Trong tháng 3, thép xây dựng của SMC đã giúp 12.000 tấn, giảm bớt hàng nhập khẩu.
Tháng 1, SMC tiêu thụ thép bình quân 35.000 tấn; tháng 2 là 30.000 tấn và tháng 3 là 60.000 tấn. SMC đang hướng về mức tiêu thụ trung bình 50.000 tấn/tháng. Tiêu thụ thép có tính mùa vụ. SMC dự báo trong quý II, tình hình tiêu thụ sẽ khó khăn hơn bởi đây là khó khăn chung của toàn ngành kinh tế - tổng cầu sụt giảm. Công ty rất thận trong khi xác định không có điểm sáng thậm chí là tối đen trong quý II/2011.
Về xi măng, SMC dự kiến mức tiêu thu năm nay là 180.000 tấn. Quý I đã tiêu thụ 18.000 tấn. Như vậy, từ đây đến cuối năm SMC phải tiêu thụ bình quân hơn 10.000 tấn/tháng. Ban lãnh đạo tin tưởng “mốc 180.000 tấn xi măng là thực hiện được trong năm 2011.”
Biên lợi nhuận của thép ở khoảng 1,3%, lợi nhuận ròng của xi măng ở mức 1%. Do đó, SMC phải đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Hiện, SMC nhập hàng thép cán nóng, mạ kẽm, mạ điện, thép dây ly 6-8.
Về kế hoạch cổ tức và đề nghị xử lý khoản thặng dư vốn cổ phần của cổ đông, theo SMC mức cổ tức thực hiện sẽ được bàn bạc trong mùa đại hội tới, sau khi đã có kết quả kinh doanh của năm 2011. Do đó, kế hoạch cổ tức năm hiện tại không thay đổi. Đối với thặng dư vốn, SMC xem là một lợi thế trong hoạt động để bổ sung nguồn vốn hoạt động trong thời kỳ lãi vay ngân hàng quá cao.
Lợi nhuận sau thuế 90 tỷ đồng là mức lợi nhuận tối thiếu SMC phải đạt được. Công ty sẽ cố gắng đạt được con số 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế tương ứng với doanh thu 8.000 tỷ đồng.
SMC chưa có phương án phát hành trái phiếu cũng như mua cổ phiếu quỹ vào. Lãi vay tín dụng trước đây của SMC khoảng 17,5% vừa được điều chỉnh ên 18%. Lãi vay ngân hàng thay đổi 0.5% sẽ làm chi phí tài chính tăng lên khoảng 5 tỷ đồng.
Đầu tư tài chính ngắn hạn của SMC khoảng 10 tỷ - được đầu tư từ trước 2010. Đây là những khoản đầu tư vào nhà sản xuất thép mà SMC có quan hệ mật thiết: POMINA, Tổng công ty thép Việt Nam, Nhà máy Thép Nhà Bè. Do đó, SMC chưa có kế hoạch thoái vốn.
Theo SMC
- Daily: Bảng giá HRC & CRC
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN