Hầu hết các CP thép điều chỉnh giảm sau phiên giao dịch tăng mạnh ấn tượng ngày 20.1.2011. Liệu đây có phải là khoảng lặng trước cơn bão và phải chăng "con sóng" thép đã bắt đầu?
Thị trường chứng khoán chốt phiên giao dịch cuối tuần thành công khi chỉ số thị trường VN-Index tiếp tục tăng mạnh 7,52 điểm lên 519,5 điểm (+1,47%), ghi nhận 5 phiên tăng liên tiếp. Khối lượng giao dịch phiên cuối tuần cho tín hiệu tích cực, tăng hơn 10% so với phiên trước, đạt gần 47 triệu cổ phiếu, tương đương 1.272 tỉ đồng.
HNX Index cũng tăng điểm 0,85 điểm lên 107,87 điểm sau khi giảm 2 điểm trong 3 phiên trước đó. Mặc dù phiên giao dịch này, hầu hết các cổ phiếu thép điều chỉnh giảm sau phiên giao dịch tăng mạnh ấn tượng ngày 20.1.2011. Liệu đây có phải là khoảng lặng trước cơn bão và phải chăng "con sóng" thép đã bắt đầu?
Chi phí đầu vào tăng đang là một trở ngại lớn cho phát triển ngành thép.
Nhóm cổ phiếu thép tăng điểm ấn tượng
Theo thống kê của VinaCorp, phiên giao dịch 20.1.2011, có tới 8/20 cổ phiếu thuộc ngành thép có mức tăng kịch trần là HLA, HMC, KKC, SSM, TLH, TNB, VGS, VIS. Đáng chú ý TLH và VGS có dư mua trần tới hơn 1 triệu đơn vị. cổ phiếu VIS cũng có dư mua trần 0,4 triệu đơn vị.
Ngoài 8 cổ phiếu này, nhiều cổ phiếu cũng có được mức tăng khá cao như: BVG (+3,4%), PHT(+3%), NKG (+4,1%), SHI (+1,1%)... Trong toàn bộ 20 cổ phiếu thuộc nhóm ngành này, duy chỉ có HPG giữ mức giá tham chiếu 38.500đ/cổ phiếu. Cả nhóm tính chung có mức tăng 2,8%.
"Sóng" thép 2009 - quá khứ huy hoàng
Nhìn lại năm 2009- năm mang lại nhiều cảm xúc cho NĐT đối với cổ phiếu ngành thép. Còn nhớ, đầu tháng 3.2009, giá cổ phiếu của CTcổ phiếu Tập đoàn Hoa Sen (HSG-HOSE) rớt xuống 9.000đ/cổ phiếu, lãnh đạo của Cty còn bày tỏ rằng tuy lỗ, nhưng mừng vì giải phóng hết hàng tồn kho. Nhưng sự bất ngờ đã xảy ra. Cũng từ giữa tháng 3 năm ấy, cổ phiếu HSG bắt đầu leo dốc và gần 7 tháng sau, đến cuối tháng 9.2009, giá HSG lên đỉnh 64.500đ/cổ phiếu, tăng hơn 600% so với giá đáy. "Con sóng lớn" của cổ phiếu thép đã khiến giới đầu tư choáng ngợp. Giá cổ phiếu thép Việt - Ý (VIS-HoSE) “chạy” một mạch từ dưới 20.000 đồng lên gần 150.000đ/cổ phiếu.
cổ phiếu của CTcổ phiếu Chế tạo kết cấu thép Vneco (SSM-HNX) đua marathon từ dưới 10.000 đồng lên 70.900đ/cổ phiếu sau khi doanh nghiệp này công bố LNST năm 2009 đạt 33,3 tỉ đồng trên VĐL 27,4 tỉ đồng (trước khi tăng vốn). Ngay cả những tay phân tích kỹ thuật kỳ cựu cũng phải kêu trời: “Không thể đoán định gì từ đồ thị của cổ phiếu thép!”.
Đầu năm 2011, "con sóng" thép liệu đã bắt đầu?
Thông tin về giá thép tăng nóng mới đây được công bố, giá thép vật liệu tăng tới hơn 30% chỉ trong vòng 2 tháng và có thể đẩy thế giới đứng trước nguy cơ lạm phát (từ tháng 11.2010 đến nay, giá thép cuộn tiêu chuẩn ở Mỹ tăng 37% lên 783USD một tấn, mức cao nhất trong hai năm qua).
Giới đầu cơ thị trường đã tận dụng cơ hội thị trường tăng điểm hôm 20.1 để "tấn công" cổ phiếu thép, với 8/20 mã cổ phiếu thép tăng kịch trần. Tuy nhiên, NĐT thông minh lúc này cần điểm lại kết quả kinh doanh và triển vọng thời gian tới của doanh nghiệp thép. Phân tích sự tăng trưởng của một vài doanh nghiệp thép nổi bật làm ví dụ.
Theo ông Nguyễn Ngọc Anh, TGĐ CTcổ phiếu Đầu tư thương mại SMC, do biến động tỉ giá, lãi suất cao và khó khăn về nguồn vốn khiến các doanh nghiệp ngành thép nói chung và SMC có những khó khăn. Đối với thép xây dựng thì tháng 12 là một trong những tháng thấp điểm tiêu thụ trong năm, nên doanh thu và lợi nhuận sẽ bị giảm. Dự kiến trong tháng 12, SMC chỉ đạt 60% doanh thu so với tháng 11. Tuy nhiên, cả năm 2010, SMC vẫn hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận, với mức cổ tức chi trả 16%.
Tương tự, năm 2010, CTcổ phiếu Ống thép Việt Đức (VGS) đưa nhà máy thép xây dựng vào sản xuất và tiêu thụ. Doanh thu của VGS tăng mạnh, nhưng do biến động tỉ giá và lãi suất NH tăng cao nên lợi nhuận không tăng theo tỉ lệ thuận. 9 tháng đầu năm 2010, VGS có doanh thu tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận gộp giữ nguyên, nên LNST hợp nhất chỉ đạt 25,2 tỉ đồng, trong khi kế hoạch cả năm là 66 tỉ đồng.
Điếm sáng về lợi nhuận nhất trên thị trường thuộc về CTcổ phiếu Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Hiện tập đoàn này đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận năm 2010 với doanh thu ước đạt 14.492 tỉ đồng, đạt 117% kế hoạch và LNST đạt 1.375 tỉ đồng, đạt 102% kế hoạch năm. So với năm 2009, HPG tăng trưởng 175% về doanh thu và 108% lợi nhuận. Đồng thời HPG đã tạm ứng cổ tức 20% năm 2010 bằng tiền vào tháng 12.2010. Năm 2010, Khu liên hợp gang thép tại Hải Dương đã hoàn thành giai đoạn 1 và đạt 90% công suất mảng sản xuất thép và 100% công suất thiết kế mảng sản xuất than coke và nhiệt điện, đưa tổng công suất sản xuất thép HPG cả năm đạt gần 600.000 tấn, vươn lên vị trí thứ ba trong top 3 nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam.
Một lĩnh vực mới của tập đoàn là bất động sản năm vừa qua cũng được triển khai như: tòa nhà văn phòng và chung cư cao cấp 257 Giải Phóng dự kiến giao nhà vào đầu năm 2012; khu phức hợp Mandarin Garden tại Hoàng Minh Giám - phía tây Hà Nội hiện dự kiến sẽ giới thiệu căn hộ mẫu và triển khai bán hàng vào đầu năm 2011. Trong vòng 2-3 năm tới dự kiến mảng bất động sản sẽ đóng góp hơn 30% vào lợi nhuận của tập đoàn. Trong năm vừa qua, HPG cũng phát hành 800 tỉ đồng trái phiếu ghi sổ kỳ hạn 3. Năm 2011, HPG đặt kế hoạch doanh thu dự kiến là 16.000 tỉ đồng, LNST dự kiến 1.620 tỉ đồng tăng 18% so với năm 2010.
Như vậy, lợi nhuận công bố của các doanh nghiệp thép năm 2010 khó có thể đạt được sự “thần kỳ” như năm 2009. Hơn nữa, với các doanh nghiệp thép thì những yếu tố ảnh hưởng chính đến kết quả kinh doanh là giá thép và sản lượng tiêu thụ.
Con số thống kê từ Hiệp hội Thép trong năm 2011, sản lượng thép tiêu thụ sẽ tăng từ 8-10% so với năm 2010. Với năng lực thép xây dựng cả nước hiện đã đạt 7,83 triệu tấn/năm, sản xuất và tiêu thụ thép năm 2011 sẽ ở mức khoảng 6 triệu tấn. Trong khi đó giá bán thép cũng được dự báo là sẽ tăng khi giá nguyên liệu đầu vào vẫn tiếp tục và giá thép trên thế giới cũng đã tăng thêm 100USD/tấn từ tháng 1.1.2011.
Mặc dù vậy, chi phí đầu vào là yếu tố gây khó khăn nhất đối với các doanh nghiệp trong ngành, bởi đang có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng như tỉ giá USD/VND, lãi suất vay vốn ngân hàng quá cao, giá điện sẽ được điều chỉnh tăng trong năm 2011. Tuy nhiên, lợi thế sẽ thuộc về doanh nghiệp lớn có đầu tư luyện phôi và khai khoáng như HPG, POM và HSG...
Nguồn: Vinacorp