Ngày 10/10, phương tiện truyền thông đại chúng của Trung Quốc đã thông báo rằng 5 nhà máy thép trong nước, gồm cả hãng lớn thứ 2 Trung Quốc -Jiangsu Shagang đã chấp nhận một phần nhỏ lượng cung chịu sự nâng giá của Vale. Tuy nhiên cuối ngày hôm đó, cả Shagang và hiệp hội sắt thép Trung Quốc (CISA) đều từ chối, và Shagang cho biết họ sẽ luôn đứng về phía CISA.
Vale đã thông tin với các khách hàng Châu Á của họ hồi đầu tháng 9 rằng họ muốn nâng giá quặng lên 11-11,5% trong hợp đồng năm nay. Tập đoàn Wuhan Iron and Steel (WISCO) đã thừa nhận lúc đó họ rất lo lắng về sự thiếu quặng sắt. Tuy nhiên 80 triệu tấn quặng dư thừa chưa bán được trong kho cũng như sự phối hợp trong CISA hôm 23/9 đã nhanh chóng làm dịu sức ép về cung trong ngành thép.
Tổng thư ký của CISA ông Shan Shanghua cho biết, để bảo vệ các nhà máy thép trong nước cần phải dự trữ nguồn quặng trong nước để tiếp tục duy trì qua mùa đông. Nếu bây giờ các hãng thép không mua quặng bằng tiền mặt, sẽ rất khó cho các hãng quặng trong nước duy trì sản xuất. Một sự hao hụt về sản lượng khoáng sản sẽ không có lợi cho cuộc đàm phán về quặng sắt năm 2009.
Sự tập trung cho sắt thép của Trung Quốc năm 2007 chỉ ở mức 36,8%, thấp hơn mức trung bình cả thế giới là 39,7%, điều này làm vị thế của Baosteel giảm sút- khi họ đại diện đi đàm phán trên thị trường quặng và người tiêu dùng toàn cầu, để có tiếng nói quyết định về giá như Mittal và Nippon Steel có thể.
Trong khi các nhà sản xuất thép Trung Quốc dù lớn hay nhỏ đều đồng tâm nhất trí trong vấn đề tẩy chay sự nâng giá của Vale, vị thế và tình trạng tạm thời của họ là khác nhau rất lớn trong sự điều chỉnh công nghiệp hiện tại. Nhưng nhiều hãng vừa và nhỏ đã không vào khối thống nhất đó. Nói cách khác, sự tập trung cho công nghiệp thấp và trở ngại về việc mua lại cùng với cầu mạnh, vì lợi nhuận cao mang lại sự thèm khát muốn tự mở rộng của các nhà máy thép và kháng cự bên ngoài M&A. Các chính quyền địa phương cũng gặp xung đột trong vấn đề trái ngược này.
Nhưng với những sức ép nội tại từ sự cố gắng của BHP Billiton nhằm mua lại Rio Tinto và yêu cầu tăng giá vủa Vale, cùng với cầu trong nước về bất động sản và ô tô yếu, đã bất ngờ gây một sự giảm giá về thép. Bốn trong số những nhà sản xuất thép hàng đầu chiếm 16% sản lượng cả nước đã bị bắt buộc phải tuyên bố cắt giảm 20% sản lượng trong tháng 10. Và 2 công ty lớn nhất, Baosteel và Shagang, cũng đang suy tính việc cắt giảm. Với lợi nhuận thấp và yêu cầu bảo hộ của các nhà máy thép nhỏ hơn, chính quyền các địa phương nhằm có thể bị nản chí trong việc cố gắng tự cơ cấu lại các hãng thép trong khu vực
Trong 2 diễn đàn tại Bắc Kinh và Thượng Hải hồi tháng 9, giám đốc của Baosteel ông Xu Lejiang đã đưa ra 2 lời phát biểu then chốt về vấn đề "hợp nhất, mua lại và nâng cao vị thế". Ông tuyên bố rằng, vì giai đoạn tăng trưởng nhanh của ngành thép đã hết và bước ngoặt thay đổi đã bắt đầu xuất hiện, sự nâng cao vị thế sẽ trở thành yêu cầu bức thiết đối với Baosteel.
Sự hợp nhất và mua lại (M&A – mergers and acquisitions) giữa các hãng thép và quặng trong nước đã đưa ra tiếng nói lớn hơn đối với các nhà máy mạnh hơn trong các cuộc thương lượng giá cả với các hãng quặng khổng lồ, và dường như quan điểm dứt khoát của Vale đang giúp ngành thép Trung Quốc đẩy nhanh tiến trình.