Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay

Để xử lý những màn đấu khẩu của nhóm lợi ích, phải có những “trọng tài” sáng suốt, công minh.

Giá thép phụ thuộc vào giá phôi trên thế giới chứ không "so sánh với mức thu nhập của người dân Việt Nam".

Xung quanh chuyện cung ứng điện cho sản xuất thép, giữa hai “ông điện” và “ông thép” có nhiều điều qua tiếng lại trong suốt thời gian qua. Mới đây, một vị Phó Chủ tịch Hiệp hội thép lại lên tiếng phản đối đề xuất của ngành điện về việc các dự án thép mới có công suất tiêu thụ điện trên 100 MW phải tự lo nguồn cung ứng điện.

Cách đây chưa lâu, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tố nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ồ ạt những dự án thép để lợi dụng giá điện rẻ của Việt Nam. Chưa kể các dự án của Tổng công ty Thép quản lý thì trên cả nước đã có 65 dự án có công suất 100.000 tấn/năm trở lên. Trong đó, 32 dự án do các địa phương tự cấp phép không theo quy hoạch. Để cấp điện cho các dự án gang thép, hàng năm EVN phải dành 3,5 tỷ kWh và đầu tư 35.500 tỷ đồng cho hệ thống đường truyền.

Còn ngành thép thì cho rằng tuy giá điện của Việt Nam rẻ nhưng nó cũng hợp lý nếu so sánh với mức thu nhập của Việt Nam với các nước khác. Và hiện cũng chưa nhiều dự án xài điện của EVN; việc cung ứng đủ điện là trách nhiệm của EVN…

Mấy năm gần đây, tình trạng thiếu điện đã trở thành căn bệnh kinh niên và ngày càng trầm trọng. Việc thiếu điện do các dự án thép ngốn phần quá nhiều cũng chỉ là một trong số rất nhiều nguyên nhân. Nhưng điều khiến dư luận bức xúc hơn lại là việc ngành điện không lo đi làm điện mà lại mang tiền Nhà nước đi đầu tư vào nhiều ngành nghề khác và quản trị doanh nghiệp trì trệ, chưa tốt.

Còn những vấn đề ngành điện tố ngành thép cũng không phải là không có cơ sở. Việc ngành thép phát triển quá nóng nhưng chỉ lo đầu tư phần ngọn theo kiểu ăn xổi và phụ thuộc thế giới đã bị chỉ trích nhiều. Và mặc dù được hưởng giá điện thấp, công suất dư thừa nhưng giá bán thép vẫn không thấp tương xứng với mức thu nhập của người dân Việt Nam- điều này chắc ông Phó Chủ tịch Hiệp hội thép không nhớ.

Những tranh cãi vì mục đích bảo vệ quyền lợi của nhóm lợi ích kiểu như trên không có gì lạ. Trong chuyện này đòi hỏi cơ quan quản lý phải thể hiện được vai trò của mình, đó là điều tiết, dung hòa được mâu thuẫn của những nhóm lợi ích đó. Đó là việc có một cơ chế, chính sách rõ ràng, minh bạch; việc thực thi, kiểm tra, kiểm soát công khai, nghiêm túc.

Nguồn: CL

ĐỌC THÊM