Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tài chính thế giới đã lột xác thế nào trong một thập kỷ qua?

 Năm 2007, thế giới ngập trong thanh khoản, kết quả tất yếu của sự thiếu điều tiết trong lĩnh vực tài chính, 10 năm sau, mọi chuyện đã khác xưa rất nhiều.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu cách đây khoảng một thập kỷ đã để lại nhiều vết sẹo kinh tế và chính trị trên khắp thế giới. Đồng thời, nó cũng thay đổi cả sự luân chuyển của dòng vốn trên khắp toàn cầu.

Năm 2007, tỷ lệ vốn đầu tư xuyên biên giới cao gấp ba lần so với năm 2016 dù ở thời điểm năm 2016, động lực tìm kiếm lợi nhuận lên rất cao trong bối cảnh lãi suất cơ bản khắp thế giới ở mức thấp. Bối cảnh năm 2016, 2017, những ngân hàng từng đặt nhiều kỳ vọng kiếm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ở nước ngoài co lại chỉ tập trung vào các thị trường gần.

Nhà đầu tư vẫn mang vốn đi đầu tư nhiều ở nước khác, nhưng chủ yếu dưới hình thức vốn đầu tư dài hạn chứ không phải đầu tư nhanh kiếm lời gấp. Họ chủ yếu đầu tư mua nhà xưởng hoặc mua cổ phần tại các công ty có tiềm năng ở nhiều thị trường đang tăng trưởng tốt.
Trong một thế giới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều lãnh đạo các quốc gia khác đang đề cao chủ nghĩa dân tộc và đe dọa sẽ tạo ra nhiều rào cản ngăn thương mại xuyên quốc gia phát triển, các cuộc tranh luận về toàn cầu hóa hiện nay chủ yếu tập trung vào hoạt động giao thương hàng hóa trong thập kỷ qua và tác động của nó lên xã hội.

So với một thập kỷ trước, hệ thống tài chính thế giới nay đã mạnh hơn rất nhiều, ít nhất theo khẳng định của viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey. Giờ đây, theo McKinsey, yếu tố đó mang đến hy vọng về sự ổn định dù trên thực tế tỷ lệ vốn xuyên biên giới đã giảm đến 65% tính từ năm 2007.

Năm 2007, thế giới ngập trong thanh khoản, kết quả tất yếu của sự thiếu điều tiết trong lĩnh vực tài chính, tỷ lệ tiết kiệm của người dân Trung Quốc và nhiều nước mới nổi khác tăng đột biến, nguồn tiền từ các nước kinh doanh dầu mỏ trên thế giới tăng mạnh.

Tất cả lượng tiền khủng khiếp đó muốn tìm đến một hoặc một vài điểm đến để sinh lời. Và cuối cùng nó chạy về nước Mỹ, bất động sản Mỹ, gây ra một bong bóng tài sản khủng khiếp rồi đến khi bong bóng vỡ, hậu quả thật khó có thể tưởng tượng đến trước đó.

Không phải ngẫu nhiên mà chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ông Maurice Obstfeld, chỉ ra: “Chúng tôi không bao giờ muốn nói đến thời kỳ giữa thập niên 2000 như tiêu chuẩn của hệ thống vận hành trơn tru.” Lý do chính đằng sau việc dòng vốn sụt giảm chính là sự sụp đổ của hoạt động cho vay liên biên giới trước đây chủ yếu do các ngân hàng châu Âu tiến hành.

“Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng hệ thống mà chúng ta đang được chứng kiến hiện nay ổn định và vững vàng hơn rất nhiều. Hoạt động cho vay liên biên giới tràn lan như trước đã biến mất. Và từ những gì chúng ta quan sát được từ các cuộc khủng hoảng tài chính, khi một nước có khủng hoảng, dòng vốn tín dụng thường bốc hơi nhanh chóng nhất”, theo khẳng định của bà Susan Lund, một trong những chuyên gia nghiên cứu thuộc McKinsey.

Giờ đây, nhà đầu tư liên biên giới chủ yếu đầu tư tiền dưới hình thức dài hạn vào nhà xưởng hoặc nhiều loại cơ sở hạ tầng khác.

Tuy nhiên không ít chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra rằng việc FDI tăng quá nhanh cũng có thể phát đi tín hiệu về một xu thế không thực sự tốt, nhiều doanh nghiệp tìm đến nước có mức thuế thấp và các quốc gia đua nhau nới lỏng chính sách để đón đầu xu thế ấy.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ireland, ông Philip Lane và chuyên gia kinh tế cao cấp tại IMF, ông Gian Maria Milesi-Ferretti, chỉ ra chính tình trạng vốn FDI tăng mạnh trên toàn cầu đã khiến khá nhiều tiền mắc kẹt ở một số nước với mức lãi suất thấp và có chính sách ưu đãi đầu tư như Ireland.

Ông Obstfeld nhấn mạnh: “Nếu bạn nghĩ rằng vốn chảy vào Luxembourg để xây nhà xưởng ở đây, bạn đã nhầm. Họ chẳng qua chuyển vốn đến đây để muốn trốn thuế tại nước sở tại mà thôi.”

So với từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu, dòng vốn liên biên giới đã sụt giảm mạnh. Năm 2016, 4,3 nghìn tỷ USD vốn được luân chuyển trên toàn cầu, chỉ bằng một phần ba so với con số 12,4 nghìn tỷ USD năm 2007. Tất nhiên chẳng ai muốn có lại những con số của năm 2007.

Tỷ lệ tín dụng liên biên giới giảm sâu, đằng sau nó chính là sự co hẹp hoạt động cho vay của nhóm các ngân hàng châu Âu.

Các yếu tố bất thường của kinh tế toàn cầu năm 2007 đã thay đổi nhiều. Tuy nhiên dù vậy Mỹ và Anh vẫn đứng đầu danh sách điểm đến ưa thích của dòng vốn toàn cầu, chính vì vậy rủi ro với hai thị trường này vẫn còn đó.

Các nền kinh tế phát triển đang đầu tư ít tiền hơn sang các thị trường khác. Tỷ lệ đóng góp của họ trong tổng FDI toàn cầu đang giảm sâu trong khi vai trò của Trung Quốc tăng lên.

Nguồn tin: Bizlive

ĐỌC THÊM