Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tại sao châu Á lặng thinh trước đồng Nhân dân tệ yếu

Trong khi Mỹ và phương Tây đang sôi sục về chính sách đồng Nhân dân tệ (NDT) yếu của Trung Quốc thì châu Á lại tỏ ra lặng thinh trước vấn đề này. Giới phân tích cho rằng, chính sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh đối với khu vực đã khiến cho các nước châu Á “im hơi, lặng tiếng” do lo ngại sẽ ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế và chính trị với nền kinh tế đông dân nhất thế giới này. Từ Bangkok tới Tokyo, hầu hết các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng, họ vẫn chưa sẵn sàng thách thức Trung Quốc về vấn đề nội tệ. Điều này đã giúp Bắc Kinh có thêm sự hậu thuẫn trong ngoại giao khi đối mặt với sức ép đòi nâng giá đồng NDT từ Mỹ, khu vực đồng tiền chung euro, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và nhiều tổ chức khác.

Kể từ năm 2008 đến nay, đồng NDT luôn ở mức 6,83 NDT ăn một đôla. Tỷ giá này vẫn được duy trì ngay cả khi kinh tế khu vực có nhiều dấu hiệu hồi phục vào tháng 3/2009, làm cho dòng vốn của các nước tăng mạnh và giá đồng nội tệ của các nước châu Á bị đẩy lên từ 7-27%.

Châu Á tỏ ra yên lặng trước chính sách đồng NDT của Trung Quốc, cho rằng thông lệ từ trước tới nay ở châu Á là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Trong thực tế, họ đang lo ngại sự bình phẩm này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại và ngoại giao với Trung Quốc vốn có tầm quan trọng chiến lược với hầu hết các nước trong khu vực.

Trong cuộc phỏng với với Reuters, một quan chức trong ngành ngoại giao Nhật Bản cho biết, “ trước đây chúng tôi thường nói rằng, khi Mỹ “hắt hơi”, tức là Nhật Bản bị nhiễm lạnh. Nhưng hiện nay, câu nói này đã được chuyển lại là khi Trung Quốc hắt hơi, Nhật Bản bị lạnh”. Kinh tế Nhật Bản giờ đây đã quá phụ thuộc và sự tăng trưởng của Trung Quốc.

Quan chức này cho biết, 1/3 hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản đến từ Trung Quốc. Vì vậy Nhật Bản rất dễ bị tổn thương nếu tăng giá những mặt hàng này. Trong tháng 2/2010, xuất khẩu của Nhật Bản vào Trung Quốc tăng 55%, đạt mức cao nhất kể từ năm 1985 và gấp ba lần so với tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ. Vì vậy Nhật Bản cũng không muốn làm Trung Quốc mếch lòng khi yêu cầu nước này nâng giá đồng NDT.

Một quan chức Bộ Tài chính Nhật Bản lại khuyên Bắc Kinh hãy lắng nghe những lời kêu gọi về việc duy trì tỷ giá đồng NDT ở mức linh hoạt hơn, nhưng cho rằng hành động trừng phạt Trung Quốc về vấn đề này là hoàn toàn sai trái.

Trong khi đó, nhà kinh tế học Sanjay Mathur ở Singapore cho rằng, chắc chắn các nước trong khu vực cũng tự hỏi là có nên làm Trung Quốc phải đau đầu như Mỹ vẫn đang làm hay không và họ cũng đã dự kiến đến hành động trả đũa từ chính phủ Trung Quốc nếu hùa theo Mỹ. Trung Quốc đang ngày càng trở thành thị trường lớn cho hàng hóa xuất khẩu từ các nước châu Á. Vì vậy chẳng có lợi gì khi làm Bắc Kinh phật lòng.

Dù nền kinh tế Ấn Độ không phụ thuộc xuất khẩu nhiều như Hàn Quốc và Nhật Bản, nhưng Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ cũng phải thừa nhận rằng, chính sách tiền tệ của Trung Quốc đã tạo ra nhiều phiền toái cho các nhà xuất khẩu Ấn Độ. Tuy nhiên, ông cũng không kêu gọi Trung Quốc chấm dứt chính sách ghìm giá đồng nội tệ, đồng thời khẳng định các nước không thể gây sức ép với Bắc Kinh về vấn đề này.

Trong khi đó, Hàn Quốc lại tỏ ra đồng tình với Trung Quốc khi cho rằng, Hàn Quốc không có nhiều phàn nàn về chính sách ghìm giá đồng nội tệ của Trung Quốc và việc nâng giá đồng NDT một cách nhanh chóng sẽ gây hại cho nền kinh tế.

Giải thích về thái độ “im lặng” của châu Á, ông David Mulford, cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, từng đưa Hàn Quốc và Đài Loan vào danh sách “thao túng tiền tệ” trong năm 1988 cho rằng, vấn đề tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đã bị chính quyền Mỹ chính trị hóa một cách nặng nề. Do đó, chính phủ các nước châu Á không muốn tham gia vào cuộc thảo luận này. Nếu các thị trường mới nổi như Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế phát triển như Mỹ, thì khi đó mức độ tranh chấp trong vấn đề thương mại và tỷ giá sẽ tăng. Nếu sự gia tăng tranh chấp này kéo dài quá lâu, tức là nó đã bị chính trị hóa nhiều hơn so với bản chất của nó.

Cho đến nay, chính phủ các nước châu Á, đặc biệt là những nước phụ thuộc vào xuất khẩu đều quyết định khắc phụ những bất lợi do sự gia tăng giá trị của đồng nội tệ gây ra. Ông Manu Bhaskaran, cựu cố vấn của chính phủ Singapore về vấn đề kinh tế cho rằng, các nhà hoạch định chính sách châu Á chỉ giám can thiệp vào thị trường nhằm kiềm chế sự tăng giá đồng nội tệ khi Trung Quốc tăng giá đồng NDT. Tuy nhiên, trong suốt 20 tháng thực hiện chính sách ghìm giá đồng nội tệ, tới nay Trung Quốc vẫn khẳng định việc nâng giá đồng NDT hay không còn tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể trong nước.

Reuters

ĐỌC THÊM