Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tăng giá để xả... hàng tồn

- Xương sống của ngành xây dựng, vật liệu quan trọng hàng đầu của nhiều ngành công nghiệp, đó là vị trí của ngành thép trong bất kỳ nền kinh tế nào.

Chính vì thế, những “chuyển biến” của ngành này luôn có tác động mạnh tới nền kinh tế. Vượt qua nhiều khó khăn năm trước, 8 tháng đầu năm nay, ngành thép hồi phục tốt, lượng thép đủ cung cấp cho thị trường trong nước. Thậm chí, từ đầu năm lượng thép tồn đọng còn đủ cung cấp cho thị trường đến hết năm. Lo thép thừa, Hiệp hội Thép còn khẩn thiết đề nghị biện pháp bảo hộ là tăng thuế với thép nhập khẩu, và lời kêu cứu này được ủng hộ bằng sự đồng ý của Bộ Tài chính từ tháng 4.

Thế nhưng từ đầu tháng 8, giá thép liên tục tăng, có lúc tăng thêm đến 300 ngàn đồng/tấn và còn tăng nữa do tính chất mùa vụ của ngành này. Hiện đang vào mùa xây dựng và tác dụng của gói kích cầu khiến ngành xây dựng-tiêu thụ nhiều thép nhất-hồi phục mạnh mẽ. Trên thị trường, giá thép đang gây áp lực mạnh tới nền kinh tế. Trong khi đó, lại nổi lên nỗi lo quy hoạch ngành thép đang bị phá vỡ. Có nghĩa là thép lại có thể thừa-dù chỉ tức thời. Song nghịch lý là thừa mà giá lại tăng.

Dù biện minh rằng, như nhiều ngành kinh tế khác, giá thép trong nước phụ thuộc nhiều vào giá thế giới do chúng ta vẫn phải nhập phôi thép, song nếu nhìn thẳng vào mặt bằng giá hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang có lãi lớn. Bởi tính đặc thù ngành thép, sau khi ký hợp đồng mua bán, khoảng 3- 4 tháng sau, phôi mới được giao. Như thế, 3 tháng trước, nếu doanh nghiệp mua nhiều với giá thấp, lượng tồn kho lớn thì hiện lại đang kiếm lợi không nhỏ. Lẽ tự nhiên của thị trường, tồn kho thì sẽ xả hàng, bán giá thấp. Nhưng doanh nghiệp thép lại đang làm điều ngược lại là tăng giá để... xả hàng tồn(?!).

Nhiều nhà kinh tế đã đặt câu hỏi về sự “ngược đời” ở ngành thép hiện nay. Mấu chốt vẫn là khâu quản lý, không nên cứ gặp khó là “kêu”. Lúc giá thép rẻ, thì đề nghị tăng thuế, hạn chế nhập khẩu để cứu doanh nghiệp trong nước, lo khủng hoảng thừa. Nhưng nay giá phôi thép xuống, lại để doanh nghiệp được tăng giá, chẳng ai quản lý gì? Doanh nghiệp kinh doanh cần có lãi, nhưng nền kinh tế đang cần kích cầu thì việc tăng giá bán cũng phải xem xét.
 
(Giađình.net)

ĐỌC THÊM