Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tăng giá nguyên liệu và lạm phát chi phí đẩy ảnh hưởng thế nào đến ngành thép

Trước tình hình tăng giá nguyên liệu đầu vào, các nhà máy thép dùng lò hồ quang điện tại Việt Nam sẽ gặp khó do lạm phát chi phí đẩy nếu giá bán thép không sớm điều chỉnh tăng.

Trong báo cáo triển vọng ngành thép cập nhật ngày 20/2, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, giá than luyện cốc tạo đáy trong tháng 11 năm ngoái và vẫn đang tiếp tục đà tăng, hiện đang ở mức 333 USD/tấn giao tại cảng Úc (ngày 17/02/2023), tăng 8% so với đầu tháng và tăng 14% kể từ đầu năm.

Tin tức về việc các chủ mỏ than lớn ghi nhận sản lượng bán hàng năm 2022 thấp so với kỳ vọng và kế hoạch sản lượng xuất khẩu năm 2023 kém tăng trưởng đã dẫn dắt xu hướng giá than luyện cốc thế giới. Gần đây, việc Trung Quốc gỡ lệnh cấm than Úc cũng được cho là nhân tố hỗ trợ giá than luyện cốc.

Tuy nhiên, các nhà máy thép Trung Quốc gần như đã thay thế hoàn toàn hàng nhập khẩu từ Úc bằng than từ Mông Cổ, và gần đây nhất là than Nga. Lệnh cấm vận của EU áp lên Nga khiến than và các sản phẩm than từ nước này đổ về khu vực Viễn Đông giao dịch với giá ưu đãi so với giá than luyện cốc quốc tế từ 20-40%, trong đó Trung Quốc có lẽ là bên hưởng lợi lớn nhất từ nguồn hàng này.

Các nhà máy luyện thép có xu hướng thay thế than luyện cốc bằng các nguyên liệu luyện kim rẻ hơn, bao gồm khí tự nhiên, khí hóa lỏng tự nhiên hay than nghiền bột. Với giả định 1 tấn thép cần 0,5 tấn than luyện cốc, chi phí than luyện cốc hiện tại đang ở mức 175 USD/tấn thép, khoảng 4,2 triệu đồng, chưa tính chi phí vận chuyển.

Theo nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Hiệp hội Thép châu Âu (EUROFER), chi phí khí tự nhiên để sản xuất 1 tấn thép rơi vào khoảng 64-83 USD, chưa tính phần tiết kiệm được thêm do tái sử dụng năng lượng.

Một tấn than nghiền bột có thể thay thế 1,4 tấn than luyện cốc, đồng thời than nghiền bột hiện tại đang rẻ hơn than luyện cốc khoảng 30% do nguyên liệu này là một dạng than nhiệt, chi phí sản xuất rẻ hơn. Tuy nhiên, sử dụng nguyên liệu thay thế đòi hỏi đầu tư thêm vào nhà máy sản xuất thép, chỉ có ý nghĩa tiết kiệm chi phí trong dài hạn.

Tăng giá nguyên liệu và lạm phát chi phí đẩy ảnh hưởng thế nào đến ngành thép ảnh 1

Giá than luyện cốc Úc (USD/tấn).

Tương tự như giá than luyện cốc, giá quặng sắt cũng đã tăng mạnh so với cuối năm ngoái. Ngược lại với nhận định của nhiều tổ chức nghiên cứu rằng giá quặng gặp lực cản do thị trường bất động sản Trung Quốc suy thoái, quặng sắt vẫn nhích tăng đều và hiện đang đi ngang quanh mức 120 USD/tấn tại cảng.

VDSC cho rằng, thị trường vẫn đang tin vào khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi các lệnh cấm vận do Covid-19 được gỡ bỏ dần. Hơn nữa, giá quặng có xu hướng tăng và tạo đỉnh trong đợt cao điểm xây dựng - sau Tết và trước mùa mưa. Như vậy, nhiều khả năng giá quặng sẽ duy trì ở mức hiện tại trong quý 1 và tăng trong quý 2.

Giá thép phế cũng không ngoại lệ, giá thép phế tại Việt Nam đã tạo đáy trong tháng 11/2022 và liên tục tăng, hiện đạt 440 USD/tấn, tương đương 10,5 triệu đồng/tấn.

Theo tham khảo của VDSC, giá vốn hiện tại của các lò điện có thể đang xấp xỉ 15 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá bán thép cây trên thị trường ghi nhận vào đầu tháng 2 khoảng 15,5 triệu đồng/tấn. Như vậy, biên gộp của các nhà máy thép dùng lò điện đang rất thấp, có thể nói là đang ở mức hòa vốn.

Trong tình trạng thị trường kém khả quan như hiện tại, các nhà sản xuất này sẽ dè dặt trong việc tăng công suất và mua nguyên liệu. Trong khi đó, hoạt động dưới mức công suất tối ưu (khoảng 80% công suất thiết kế) sẽ khiến chi phí cố định trên mỗi tấn sản phẩm tăng.

Dựa vào những giả định này, VDSC cho rằng các nhà máy thép dùng lò hồ quang điện (EAF) tại Việt Nam sẽ gặp khó do lạm phát chi phí đẩy nếu giá bán thép không sớm điều chỉnh tăng.

Tăng giá nguyên liệu và lạm phát chi phí đẩy ảnh hưởng thế nào đến ngành thép ảnh 2

Giá quặng sắt (USD/tấn).

Thị trường sản xuất thép trong nước từ trước đến nay vẫn chia thành 2 nhóm dựa vào công nghệ sản xuất: Nhóm luyện thép bằng công nghệ lò cao (Hoà Phát và Thép Thái Nguyên Tisco) và nhóm sử dụng công nghệ lò hồ quang điện (các doanh nghiệp còn lại). Thép Pomina vốn sử dụng lò EAF nhưng đã cải tiến thành dạng kết hợp giữa lò cao và lò điện Consteel từ năm 2021.

Tuy nhiên, với sự đi xuống của thị trường thép từ đầu năm 2022, Pomina thông báo dừng hoạt động sản xuất lò cao từ ngày 23/9/2022, đồng thời phải chấm dứt hợp đồng lao động với một số cán bộ công nhân viên của công ty do kinh doanh quá khó khăn.

Nguồn tin: Mekongasean

ĐỌC THÊM