Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tăng giá và hệ lụy của ngành công nghiệp thép Trung Quốc

Các doanh nghiệp sắt thép Trung Quốc đang phải đối mặt với sự tăng giá “ảo” của lĩnh vực bất động sản, tồn kho quá cao, khủng hoảng trong thị trường nội địa và mất vị thế cạnh tranh trên quốc tế.

Baosteel nâng giá “khống”

Ngày 10 tháng 12, “ông lớn” của ngành thép Trung Quốc, Baosteel công bố nâng giá thép giao tháng giêng năm 2010. Ngay sau đó, làn sóng nâng giá liên tục được đẩy cao và lan rộng khắp Trung Quốc. Việc các nhà máy nâng giá có tác dụng kích thích thị trường tức thời. Kết quả, sau gần 1 tháng tăng giá, hiện nay cả thị trường thép xây dựng và thép công nghiệp đều đã “hồi phục mạnh mẽ”. Giá thép trung bình đã tăng 100-400 RMB/tấn (15-60 USD/tấn) từ mức thấp nhất của tháng 8.

Tuy nhiên, cùng với việc giá ngày càng tăng, khối lượng giao dịch tại Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Kinh và nhiều khu vực khác không ngừng sụt giảm. Nhiều đơn đặt hàng trước đó đã bị hủy bỏ. Hiện tượng “lệch pha” giữa giá bán và giá mua ngày càng trầm trọng.

Cùng lúc đó, lượng hàng tồn kho Trung Quốc chẳng những không giảm mà còn tăng liên tục. Tính đến ngày 11 tháng 12, lượng tồn kho của Trung Quốc đã đạt đến 11,570,000 tấn, tăng 109% so với cùng kỳ năm trước.

Ông He cho rằng, vòng lẩn quẩn của thị trường thép Trung Quốc đã bắt đầu từ đợt hồi phục giá vào tháng 10 qua theo chu kỳ: thị trường hồi phục, giá thép tăng, đại lý găm hàng, nhu cầu thị trường ấm lên giả tạo, nhà máy sản xuất nâng giá, đại lý tiếp tục găm hàng, nhà máy sản xuất nâng cao công suất… đến cuối cùng, cả thị trường hoàn toàn mất phương hướng. Người bán “đi đường bán”, người mua “đi đường mua”. Mức giá chung không bao giờ thỏa thuận được.

Khủng hoảng ngày càng gia tăng

Mâu thuẫn nội tại

“Nếu nói lĩnh vực xây dựng phát triển kéo theo sự hồi phục của các ngành sắt thép, xi măng, gạch ngói… thì hiện nay tại Trung Quốc, điều này chưa đúng. Số lượng đất nền bỏ trống để bán trao tay nhiều hơn số lượng công trình xây mới.” Ông He Rongliang, chuyên gia phân tích lĩnh vực sắt thép thuộc Trung tâm điều tiết và xúc tiến sản xuất của chính phủ phát biểu vào ngày 21 tháng 12 vừa qua.

Sau khi Trung Quốc cải cách và mở cửa nền kinh tế, số lượng tài sản thặng dư trong xã hội đến nay đã đạt một khối lượng khổng lồ. Nguồn tài chính này đang “loay hoay” tìm một kênh đầu tư sinh lợi tốt nhất và cuối cùng dừng lại tại lĩnh vực bất động sản. Nguyên nhân chính vì đây là lĩnh vực được nhà nước bảo hộ, đặc biệt khi kinh tế bất ổn định, chính phủ càng chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản “nóng” chủ yếu do tác động của thị trường thứ cấp (các nhà đầu tư mua đi bán lại) chứ không thực sự do đầu tư xây dựng mới. Vì vậy, nếu nói bất động sản là sức kéo ngành thép đi lên thì vẫn chưa chính xác.

Mất lợi thế cạnh tranh

Bên cạnh đó, sự “khập khiễng” giữa nội tại Trung Quốc và thị trường quốc tế cũng thực sự đáng lo ngại. Gần đây, giá thép Trung Quốc không ngừng tăng là một “hiện tượng lạ” trên trường quốc tế, khi mà các thị trường khác vẫn chưa hồi phục hẳn. Sự chênh lệch giá quá lớn sẽ gây áp lực lên các nhà xuất khẩu, làm mất khả năng cạnh tranh của Trung Quốc so với các khu vực khác. Nếu giá năm sau quá cao, tình trạng nhập siêu trong năm nay sẽ còn tiếp tục được đẩy mạnh hơn. Vô tình, thép Trung Quốc sẽ phải nhường thị trường nội địa cho thép ngoại. Khi đó, chính phủ sẽ rất khó tháo gỡ vì các điều khoản của WTO không cho phép bảo hộ doanh nghiệp bản địa.

Trong khi đó, tập đoàn thép Tokyo của Nhật Bản đã công bố giảm giá thép xây dựng (trừ thép dây cán) giao tháng giêng năm sau. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đang có ý định từng bước cắt giảm giá để thu hút nhu cầu sử dụng. Như vậy, khả năng cạnh tranh của 2 đối thủ lớn nhất đối với Trung Quốc đã được nâng lên. Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục đánh mất vị thế của mình bằng việc tăng giá bất hợp lý như hiện nay, thị trường thép Trung Quốc khó có khả năng hồi phục trong năm sau.

(Sacom)

ĐỌC THÊM