Bộ nguồn nhân lực và an sinh xã hội Trung Quốc hôm qua (7/6) thông báo, bắt đầu từ tháng 7 năm nay, Trung Quốc sẽ nâng tiêu chuẩn lương tối thiểu lên 20%. Tờ “Christian Science Monitor” của Mỹ hôm nay (8/6) viết rằng, hành động này là dấu mốc quan trọng cho sự chuyển đổi mô hình kinh tế Trung Quốc, đồng nghĩa kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ nền kinh tế định hướng xuất khẩu sang nền kinh tế thúc đẩy nhu cầu nội địa thực sự. Theo bài báo, chỉ khi mức thu nhập thực sự thúc đẩy được tiêu dùng, thì nền kinh tế mới có thể xuất hiện sự tăng trưởng bền vững. Dự đoán, chiều hướng này có thể kéo dài trong nhiều năm, đối với nền kinh tế Trung Quốc mà nói, đều này có thể là một chuyện tốt.
30 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện đà tăng trưởng thần tốc, nhưng tỷ lệ thù lao lao động chiếm trong GDP lại không hề tăng cao một cách đồng bộ. Số liệu thống kê của các quan chức cho thấy, tỷ lệ lương trả cho người lao động chiếm trong GDP giảm từ 57% trong năm 1983 xuống còn 37% vào năm 2005, sau đó vẫn giữ ở mức này. Nếu không thay đổi tình hình này, thì nhu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng tiêu dùng của Trung Quốc sẽ không xảy ra.
Bài báo cũng cho rằng, tiêu chuẩn lương tối thiểu của Trung Quốc tăng lên đã phản ánh một hiện thực thế này: thị trường lao động đã xuất hiện sự thiếu hụt cung ứng, mức thiếu hụt nguồn lao động tại vùng tam giác Châu Giang, nơi tập trung ngành chế tạo và ngành sản xuất công nghiệp lên tới 2 triệu người.
Cùng với việc tỷ lệ sinh giảm, số lượng lao động tới bờ viển phía đông nam tìm kiếm cơ hội việc làm ngày càng ít đi. Nguyên nhân một phần là do tiền lương tương đối thấp, mặt khác lại vì một số hãng sản xuất chuyển nhà máy đến về nước hay về miền trung và miền tây Trung Quốc, để giảm bớt chi phí, nên rất nhiều người lao động có thể tìm thấy cơ hội việc làm ngay tại quê nhà.
Cố vấn luật Jim Leiningger của Công ty nguồn lực Towers Watson cho biết: “Sự tiến bộ kỹ thuật và nâng cao hiệu quả quản lý đã khiến ngày càng nhiều nhà máy bắt đầu đòi hỏi công nhân có trình độ chuyên môn cao hơn, mà những người này thông thường lại yêu cầu có mức lương cao hơn”.
Trong bài báo trên tờ “Christian Science Monitor” có nói, việc Trung Quốc tăng cường không chỉ giúp Trung Quốc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế mà còn giúp quốc gia này điều chỉnh cơ cấu ngành sản xuất. Cũng theo bài báo, một số ngành nghề yêu cầu kỹ thuật thấp như sản xuất hàng may mặc, đóng giày có thể đứng trước mối đe dọa bị đào thải do giá thành lao động tăng cao.
CE