Chính phủ Ấn Độ đã bắt đầu thảo luận nghiêm túc về việc làm thế nào để thực hiện được mức tăng trưởng kinh tế với hai con số. Một số người Ấn Độ cho rằng, về lâu dài, Ấn Độ sẽ là một “cấu trúc mềm” xuất sắc - đại diện cho chế độ dân chủ tuy chưa hoàn thiện nhưng đủ sức sống - điều này đồng nghĩa, nước này sẽ thực hiện được mục tiêu nói trên. Tuy nhiên, điều này còn gây tranh cãi. Ngay cả khi nó thành sự thật, lời hứa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai chưa chắc đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân Ấn Độ. Một điều tra mới nhất của trường Đại học Oxford cho thấy, số người cực nghèo của 8 bang tại Ấn Độ còn nhiều hơn cả một số khu vực ở nam châu Phi.
Từ năm 2005 đến nay, nền kinh tế Ấn Độ vẫn đạt mức tăng trưởng bình quân khoảng 8,5%, hơn nữa biểu hiện của quốc gia này trong cuộc khủng hoảng tài chính cũng mạnh hơn nhiều nước khác. Tuy nhiên, phải để tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nữa mới là con đường đúng đắn nhất để chống đói nghèo. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ KM Chandrasekhar cho rằng, nâng cao tỷ lệ sản xuất nông nghiệp của Ấn Độ vốn đã ở mức dưới thấp là điều quan trọng. Nhưng, theo các chuyên gia kinh tế, quan điểm này chưa hẳn đã đúng. Chính phủ cần phải nỗ lực nhiều hơn, nâng cao mức độ phổ cập dịch vụ tài chính và thực tiễn đúng đắn nhất tại các khu vực nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng cần phải được cải thiện rõ ràng, tỷ lệ sản xuất mới có thể được nâng cao, chính phủ Ấn độ cũng nên bắt tay giải quyết vấn đề này. Mở rộng hoạt động bán lẻ cũng giúp ích, bởi vì các hãng bán lẻ lớn càng có thể hợp tác với các khách hàng nông nghiệp, giúp họ nâng cao được năng suất. Nhưng theo mọi người, cách này có thể gây tác động cho các hãng bán lẻ quy mô nhỏ, do đó còn gây tranh cãi. Bên cạnh đó, vẫn còn một điều cần phải thực hiện nữa đó là đi sâu vào cải cách cơ cấu của Ấn Độ - cách đúng đắn nhất để nâng cao tiềm lực tăng trưởng của quốc gia này.
Nguồn: FT