Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chậm lại

Ngân hàng Thế giới (WB) hôm 13/1 dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2011 là 3,3%, so với con số dự báo 3,9% của năm 2010.

Bên cạnh đó, WB cũng đưa ra nguyên nhân cho sự chững lại này là hạn chế về khả năng sản xuất tại các nước đang phát triển và quá trình tái cơ cấu tại các nước giàu. Sang năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể lên tới 3,6%.

Hans Timmer, giám đốc nghiên cứu phát triển của WB nhận định dòng vốn nóng đang chảy về phía các quốc gia đang phát triển có vai trò quan trọng trong sự hồi phục kinh tế. Tuy nhiên, một khối lượng lớn vốn đổ về quá ồ ạt có thể làm tổn hại đến quá trình phục hồi trong trung hạn do biến động tỉ giá.

Mặc dù sự phục hồi đang lan rộng và diễn ra khá mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng vẫn chưa đủ nhanh để hàn gắn hết những tổn thất gây ra bởi cuộc khủng hoảng.

Các quốc gia từ Indonesia cho tới Nam Phi phải nỗ lực để hạn chế sự biến động của đồng tiền trong khi tỉ lệ lãi suất xấp xỉ 0% tại thế giới thứ nhất đang góp phần thổi phồng bong bóng tài sản tại nửa kia của quả địa cầu. Các nhà lãnh đạo nhóm G20 tuyên bố trong cuộc họp tháng 11 rằng những nền kinh tế mới nổi có thể áp dụng các chính sách điều phối để kiểm soát dòng vốn. Bên cạnh đó, Quỹ Tiền tệ IMF đang xúc tiến kế hoạch xây dựng khung hướng dẫn giúp các nước phản ứng trước biến động.

Khu vực tập trung vốn

Bản báo cáo của WB cho thấy những nước có thu nhập trung bình với hệ thống thị trường tài chình tương đối phát triển là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho đồng tiền của các nước này tăng giá nhanh chóng, cùng với đó là sự ra đời của các biện pháp bảo vệ tỉ giá.

Lạm phát cao đang là vấn đề tại Trung Quốc và Ấn Độ; trong khi tại những quốc gia như Brazil, Thái Lan, giá trị đồng nội tệ đã leo thang 7% kể từ đầu năm 2010.

Bên cạnh đó, tương lai của các nước đang phát triển trở nên khá tươi sáng khi lực đẩy chủ yếu tạo nên sực bật của khu vực này bắt nguồn từ các yếu tố nội tại. Biểu hiện ở chỗ tốc độ tăng trưởng nhập khẩu đang vượt qua tốc độ phập khẩu.

Ngân hàng Thế giới dự báo các nền kinh tế mới nổi tiếp tục là đầu tàu phát triển của cả thế giới trong năm tới. Mặc dù vậy, dự đoán về tốc độ tăng trưởng của khu vực này là 6%, thấp hơn mức 7% của năm 2010. Các nước giàu được kỳ vọng là sẽ tăng trưởng 2,4%.

Các chính sách thắt chặt

WB cho rằng các nước đang phát triển nên thắt chặt chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là chính sách tiền tệ bằng cách nâng lãi suất hoặc kiểm soát tỉ giá.

Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm xuống 8,7%, so với 10% trong năm trước. Ấn Độ cũng chậm lại từ 9,5% năm 2010 xuống còn 8,4% năm 2011.

Về phía châu Âu, trong khi lo ngại khủng hoảng nợ ít có khả năng tác động sâu sắc tới tốc độ phát triển thực của khu vực, nhưng tâm lý bi quan của giới đầu tư có thể ảnh hưởng xấu tới cả thế giới nếu vấn đề tiếp tục trở nên trầm trọng.

17 nước trong khu vực được kì vọng sẽ tăng trưởng 1,4%, so với mức 1,7% trong năm 2010.

Tăng trưởng kinh tế Mỹ

Tốc độ phát triển của nền kinh tế đứng đầu thế giới được cho là sẽ ngữ nguyên mức 2,8% với nhu cầu nội địa lớn mặc dù vấn đề thất nghiệp và rắc rối tại thị trường nhà đất vẫn còn tồn tại.

WB nhận định do giá euro và đô la biến động mạnh trong một vài năm trở lại đây, các đồng tiền này đang mất dần vị thế của một kênh dự trữ tài sản mang tầm quốc tế.

Tuy vai trò quan trọng của USD vẫn sẽ tiếp tục được duy trì, giới đầu tư sẽ chuyển dần sự chú ý sang các đồng tiền mới nổi khác.

Tốc độ phát triển của Nhật Bản sụt xuống mức 1,8% từ 4,4% của năm 2010.

WB nhìn nhận vấn đề giá cả hàng hóa leo thang như một mối đe dọa trong ngắn hạn tới sự phát triển của thế giới.

Nguồn: WSJ/ Bloomberg

ĐỌC THÊM