Tiêu thụ trong nước trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế trong điều kiện xuất khẩu chưa thoả thuận.
Biểu đồ tốc độ tăng, giảm của một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ, cho thấy nền kinh tế tế tục khả quan với hai biểu hiện chủ yếu. Đó là tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước; một số vấn đề kinh tế vĩ mô được cải thiện.
Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, nếu 4 tháng năm 2009 vừa mới thoát đáy trong quý I, tháng 4 mới bước đầu vượt dốc đi lên, thì trong 4 tháng năm 2010 đã tăng trưởng với tốc độ hai chữ số, cao cấp 4 lần tốc độ tăng của cùng kỳ. Đây có thể được coi là tăng cao và tương đối vững chắc bởi được duy trì ở mức hai chữ số từ tháng 8 /2009đến nay và cũng là tín hiệu khả quan để cả năm có thể tăng cao hơn. Tăng trưởng khá đạt được ở cả 3 khu vực nhà nước, ngoài nước, khu vực FDI; đạt được ở nhiều địa bàn có tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, trong đó có một số địa bàn tăng cao hơn tốc độ chung, như Vĩnh Phúc tăng 45,3%, Phú Thọ 30 %, Đồng Nai 21,8%, Hải Dương 19,6%, Bình Dương 18,5%, Thanh Hoá 16,5%, TP HCM 14,5%… Tăng trưởng khá cũng đạt được ở một số loại sản phẩm chủ yếu, như vật liệu xây dựng, giày thể thao, điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, tủ đá, xe chở khách, xe tải, xe máy…
Tăng trưởng kinh tế còn đạt được kết quả khá ở khâu tiêu thụ, nhất là tiêu thụ trong nước. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và danh thu dịch vụ tiêu dùng tiếp tục tăng cao, nếu loại trừ yếu tố giá vẫn còn tăng tới 15%, cao gấp đôi tốc độ tăng 7,4% của cùng kỳ năm trước, cao gấp 2,5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tiêu thụ trong nước trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế trong điều kiện xuất khẩu chưa thoả thuận.
Mặc dù xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, nhưng kim ngạch đã tăng khá so với cùng kỳ năm 2009 và cao hơn tốc độ tăng theo mục tiêu cả năm. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng khá cao. Nguy cơ tái lạm phát cao, bất ổn tỷ giá được cảnh báo sớm, đã được Chính phủ và các cơ quan quản lý có những giải pháp linh hoạt, nên tốc độ tăng giá tháng 4 đã chậm lại. Sau 4 tháng, giá tiêu dùng tăng 4,27%; giá vàng giảm 4,53%, giá USD tăng 1,22%. Tỷ giá USD sau 2 lần điều chỉnh tăng, nhưng chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do với thị trường chính thức đã được thu hẹp, lần đầu tiên sau mấy năm tỷ giá trên thị trường tự do có thời gian thấp hơn thị trường chính thức. Mặt bằng lãi suất cho vay đang được kéo xuống. Vốn FDI đăng ký mới và bổ sung đạt 5,9 tỷ USD.
Tuy nhiên, chưa thể chủ quan với kết quả đã đạt được, bởi kinh tế 4 tháng cũng còn những hạn chế, bất cập và đứng trước những thách thức không nhỏ. Nóng nhất là vấn đề nhập siêu, qua 4 tháng đã lên đến 4,65 tỷ USD, bằng 23% kim ngạch xuất khẩu. Đành rằng nhập siêu tăng có một phần do sản xuất, tiêu dùng tăng, nhưng chủ yếu là do những hạn chế bất cập từ cơ cấu và hiệu quả sản xuất trong nước. Tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường. Khó khăn về tiếp cận và chi phí vay vốn, về chi phí đầu vào của sản xuất còn lớn. Tình hình thế giới vẫn chưa hồi phục vững chắc.
TBKT