Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc có thể chỉ còn 1% vào 2030

Theo báo cáo của Quỹ dự trữ liên bang Mỹ (FED), sau khi đạt được tốc độ tăng trưởng trên 10% trong suốt thập kỷ qua, kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm dần và ở mức từ 1%-6,5% vào năm 2030.

Theo ngân hàng trung ương Mỹ, trong những năm qua, Trung Quốc chịu sức ép ngày càng lớn hơn về phát triển kinh tế do tỉ lệ sinh thấp đi và dân số già hóa nhanh chóng.

Theo FED, vào thời điểm hiện tại, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao của Trung Quốc vẫn có thể giúp nước này vượt qua tình trạng kinh tế toàn cầu ảm đạm bắt nguồn từ cuộc suy thoái kinh tế ở châu Âu và Mỹ; tuy nhiên, khi kinh tế hai khu vực này tăng trưởng chậm thì sớm hay muộn cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, việc làm và lợi nhuận ở các khu vực khác trên thế giới trong đó có Trung Quốc. 

Một bến cảng ở thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc.

Theo báo cáo của FED, muốn giảm nhẹ tác động của tình trạng tăng trưởng kinh tế ngày càng chậm đi, một xu thế không thể đảo ngược, thì Trung Quốc phải tập trung đầu tư cho giáo dục.

Jane Haltmaier, cố vấn cao cấp về tài chính quốc tế của Fed, hầu hết các nhà phân tích đều nhất trí rằng Trung Quốc không thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao như 30 năm vừa qua. Theo bà Haltmaier, câu hỏi đặt ra là tình trạng kinh tế tăng trưởng sẽ bắt đầu từ khi nào, như thế nào và ở mức độ nào.

Cuối năm ngoái, một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu phát triển thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với 9 thách thức chính.

 

Tăng trưởng kinh tế chậm lại: Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại và đây không phải là tình trạng tạm thời mà nó phản ánh “xu hướng của thị trường”. Điều đó có nghĩa là “các doanh nghiệp sẽ đối mặt với tình trạng thua lỗ và có thể phá sản” và sức ép về vấn đề việc làm cũng tăng lên.

Tình trạng lạm phát về mặt dài hạn: Lạm phát là vấn đề cả trung hạn và dài hạn nên Trung Quốc cần phải tăng khả năng chống chọi “bền bỉ” của nền kinh tế đối với lạm phát.

Bong bóng kinh tế tích tụ: Sau nhiều năm phát triển với tốc độ cao, nhiều bong bong kinh tế đã tích tụ và dư luận lo ngại rằng các bong bóng này sắp bắt đầu bùng nổ. Nhiệm vụ của chính phủ Trung Quốc là phải “xì hơi” các quả bóng này từ từ để “hạ cánh an toàn” và tránh tình trạng “bong bóng” vỡ.

Bẫy thu nhập trung bình: Trung Quốc đối mặt với 4 cuộc dịch chuyển chính – dịch chuyển từ cầu nước ngoài sang cầu trong nước, từ tăng trưởng do đầu tư sang tăng trưởng do nhu cầu tiêu dùng, từ đầu tư nhà nước sang đầu tư tư nhân và từ “những yếu tố sản xuất truyền thống sang các yếu tố sản xuất tiên tiến”. Trung Quốc cần phải thúc đẩy các cuộc dịch chuyển này để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”.

Thách thức của các ngành công nghiệp: Trung Quốc cần phải từ bỏ kiểu sản xuất tràn lan của các ngành công nghiệp như hiện nay, cải thiện công nghệ, quản lý và tuyển dụng thêm nhân sự có kĩ năng cao. 

Sức ép về tài nguyên và môi trường ngày càng gia tăng: Nhu cầu năng lượng và nguyên liệu thô của Trung Quốc là vô cùng lớn. Trong khi đó, nước này đối mặt với sức ép lớn về vấn đề giảm trừ khí thải các bon và bảo vệ môi trường.

Phúc lợi xã hội tăng cao trong khi nguồn thu nhà nước giảm đi: Việc cải thiện phúc lợi xã hội sẽ đòi hỏi nhà nước phải chi tiêu lớn trong khi đó nguồn thu của chính phủ giảm đi vì thuế từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm sụt và nguồn thu từ đất đai cũng giảm vì giá nhà giảm.

 

Môi trường kinh tế toàn cầu yếu đi: Tình trạng kinh tế toàn cầu ảm đạm dự kiến sẽ còn kéo dài thêm 2-3 năm nữa, ảnh hướng lớn tới xuất khẩu của Trung Quốc. Bên cạnh đó, các quốc gia phương Tây liên tục cáo buộc Trung Quốc can thiệp để định giá thấp đồng nội tệ, ảnh hưởng tới môi trường quốc tế.

Sự cản trở cải cách: Các nhóm lợi ích ở Trung Quốc đang chống lại công cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc và đây là một thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế nước này.

Nguồn tin: infonet

ĐỌC THÊM