Với số liệu mới cho thấy xuất khẩu thép tháng 03 của Trung Quốc chạm mốc thấp nhất trong 9 tháng qua, làm dấy lên câu hỏi rằng liệu xuất khẩu cả năm nay có tăng trưởng hay không. Với con số 7,7 triệu tấn, nằm trong dự đoán của nhiều người khi cho rằng doanh số xuất khẩu sẽ suy yếu bởi động thái bỏ giảm thuế áp dụng từ đầu năm nay đối với một số sản phẩm chứa nguyên tố bo, trong khi loại thép này chiếm hơn 40% tổng lượng thép xuất khẩu năm ngoái của Trung Quốc.
Tuy nhiên, con số này chỉ thấp hơn một chút so với mức bình quân mỗi tháng của Trung Quốc trong năm 2014 (khoảng 7,8 triệu tấn), điều này có nghĩa là xuất khẩu cả năm nay có lẽ sẽ không vượt qua con số tổng của năm ngoái. Xuất khẩu quý 1 đạt 25,8 triệu tấn, đánh dấu mức tăng đáng kể 41% so với 2014, chủ yếu là nhờ khối lượng xuất khẩu kỷ lục 10,3 triệu tấn đạt được hồi tháng 01. Đây là kết quả từ việc các nhà xuất khẩu tranh thủ tìm khách hàng trước tin đồn bỏ giảm thuế.
Tuy xuất khẩu của nước này đã bị các nhà sản xuất cạnh tranh chỉ trích, cả ở Châu Á và những nơi khác trên thế giới, nhưng phải nhấn mạnh rằng việc bán ra nước ngoài không phải là phong cách của hầu hết các nhà máy Trung Quốc. Thay vào đó việc xuất khẩu ra các nước được xem như là một lối thoát để giải quyết hai vấn đề cùng lúc đó là nguồn cung dư thừa cùng với nhu cầu trong nước trì trệ từ quý 2 năm ngoái trở đi; tháng 04/2014, xuất khẩu vượt hơn 7 triệu tấn, lần đầu tiên kể từ tháng 07/2008.
Ngày càng có nhiều nhà máy nhảy vào cuộc do giá trong nước bắt đầu đi xuống trong quý 3. Nhất là khi giá quặng sắt suy yếu; và không có dấu hiệu ngừng lại. Điển hình như hồi tháng 09, chênh lệch giữa giá HRC trong nước và xuất khẩu lên tới 40 USD/tấn, rõ ràng đã mang lại lợi nhuận cho các nhà máy khi xuất khẩu.
Nhận xét về con số của tháng 03, nhiều người cho rằng sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nhà xuất khẩu Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (JKT)- cả ba nước này đều có đồng nội tệ suy yếu so với đôla Mỹ- trong khi NDT vẫn còn khá mạnh nhờ sự hỗ trợ từ phía ngân hàng trung ương.
Một ví dụ về sự tranh giành khốc liệt hơn giữa các nhà xuất khẩu Đông Nam Á đó là chênh lệch giá, cụ thể HRC SAE1006 2mm được sản xuất bởi các nhà máy JKT, trước đây có giá bằng với thép cuộn Trung Quốc. Nhưng hiện giờ lại có giá rẻ hơn 10 USD/tấn, thậm chí là lên đến 30 USD/tấn, nhưng tính đến tuần trước, con số này đã thu hẹp lại còn vài đôla hoặc thậm chí là tương đương so với chào giá của các nhà máy hàng đầu Trung Quốc. Ở Trung Đông và Ấn Độ, Trung Quốc hiện cũng phải cạnh tranh với thép của Nga, mặc dù đồng Rúp không còn mất giá nhiều so với đồng bạc xanh như hồi tháng 01 nữa.
Theo Hiệp hội sắt thép Trung Quốc thì sản lượng thép cần phải giảm, cho thấy cái gọi là phù hợp với quỹ đạo phát triển của quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhu cầu suy yếu.
Khối lượng xuất khẩu có lẽ sẽ thấp hơn nếu như chênh lệch giữa giá trong nước và xuất khẩu được rút ngắn. Được biết đơn hàng xuất khẩu trong tháng 03 (vận chuyển vào tháng 04 và 05) đã giảm, dự báo con số này thậm chí sẽ còn thấp hơn nữa trong những tháng tiếp theo.
Những dự báo như vậy đã được đưa ra trước đây, khi nói đến nhiều vụ tranh chấp thương mại về thép xuất khẩu của Trung Quốc. Nhưng với số liệu xuất khẩu mới nhất cho thấy sự sụt giảm thì không rõ là liệu các đối tác kinh doanh của Trung Quốc có sẵn lòng bỏ qua hay vẫn tiếp tục đưa đơn kiện chống bán phá giá.
Nguồn tin: satthep.net