Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tạo xung lực mới cho đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu

Tuần này, sự kiện được giới quan sát đón chờ là Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), diễn ra từ 22-23/10 tại Gyeongju (Hàn Quốc).

Hội nghị là bước chuẩn bị cho hội nghị cấp cao vào tháng sau tại Seoul, được kỳ vọng sẽ tạo ra xung lực mới cho đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu trong giai đoạn hậu khủng hoảng.

G-20 chuẩn bị nhóm họp.

Do Bộ trưởng Tài chính nước chủ nhà Yoon Jeung-hyun và Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc Kim Choong-soo đồng chủ trì, hội nghị sẽ tập trung vào các nội dung lớn: đánh giá tình hình kinh tế thế giới hiện này, nêu bật các cam kết của G-20 trong điều phối chính sách của mỗi quốc gia thành viên để tiếp sức cho đà phục hồi sau “bão” tài chính, đang có xu hướng chững tại nhiều nước, đặc biệt là các nền kinh tế phát triển.

Ngoài ra, lãnh đạo ngành tài chính và ngân hàng G-20 cũng cụ thể hóa Thỏa thuận khung vì sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và cân bằng, được nguyên thủ các nước thông qua tại hội nghị cấp cao năm 2009.

Hội nghị cũng chú trọng tới những tranh cãi tiền tệ liên quan tới chính sách của một số nước kiềm chế đồng nội tệ để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, dấy lên những quan ngại về nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh tiền tệ có thể đẩy thế giới rơi vào một cuộc khủng hoảng mới.

Quan chức tài chính và ngân hàng các nước cũng dự định trao đổi về vấn đề cải tổ Quỹ Tiền tệ quốc tế và hệ thống an toàn tài chính toàn cầu cũng như các cải cách quy định tài chính. Các vấn đề khác liên quan tới thị trường năng lượng, giá cả một số hàng hóa leo thang, biến động giá kim loại quý và giá dầu ….cũng được nêu tên trong chương trình nghị sự hội nghị tới.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, G-20 đóng vai trò quan trọng với các sách lược chung mạnh mẽ nhằm đưa thế giới nhanh chóng vượt “bão”. Trong giai đoạn hậu khủng hoảng, trọng tâm G-20 là các biện pháp kích thích kinh tế, hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, cải cách các thể chế tài chính đa phương và cải thiện các quy định tài chính.

Nguồn: Baodatviet

ĐỌC THÊM