Hai sản phẩm tôn mạ màu và tôn lạnh nhập khẩu từ Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá trong thời hạn 5 năm tại Thái Lan.
Phòng xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) xác nhận, Thái Lan thông báo quyết định cuối cùng vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn lạnh (Certain Hot dip plated or coated with aluminum zinc alloy of cold rolled steel) và sản phẩm tôn mạ màu (Painted hot dip galvanized of Cold rolled steel and painted hot dip plated or coated with aluminum zinc alloy of cold rolled steel) nhập khẩu từ Việt Nam
Theo đó, Thái Lan chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ màu và tôn lạnh nhập của Việt Nam trong thời hạn 5 năm.
Sản phẩm tôn mạ màu và tôn lạnh nhập khẩu từ Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá trong thời hạn 5 năm tại Thái Lan.
Cụ thể, Trong thông báo này, Thái Lan đã quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ màu nhập khẩu từ Việt Nam trong thời gian 5 năm với mức thuế từ 4,3% - 60,26%. Biện pháp chống bán phá giá có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo Chính phủ.
Đối với mặt hang tôn lạnh các mã HS 7210.61, 7212.50, 7225.99 và 7226.99. nhập khẩu từ Việt Nam với mức thuế từ 6,2% - 40,49%, được áp dụng đối với tôn mạ hợp kim nhôm-kẽm từ 5 nhà sản xuất lớn và các nhà sản xuất khác của Việt Nam.
Ngày khởi xướng điều tra của vụ việc này từ tháng 9/2015, do nguyên đơn là Công ty NSW. Bluescope.
Các chuyên gia trong ngành thép cho hay, năm 2015-2016, tôn, thép là 2 trong số những mặt hàng rơi vào danh sách bị kiện bán phá giá nhiều nhất. Các vụ kiện kéo dài không chỉ gây thiệt hại trực tiếp về kinh tế mà còn khiến các doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ mất thị trường, sụt giảm xuất khẩu.
Chỉ tính riêng trong năm 2015, các sản phẩm thép của Việt Nam liên tiếp phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện bán phá giá từ nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Việc liên tiếp bị kiện và áp thuế chống bán phá giá có thể khiến mất thị trường xuất khẩu và gây thu hẹp sản xuất của các doanh nghiệp đối với mặt hàng bị kiện.
Nguồn tin: Đầu tư