Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thâm nhập vào thị trường 650 triệu dân, người Việt đang chậm chân so với người Thái

 Đó là dấu hỏi Giáo sư Nguyễn Mại đang đặt ra khi Việt Nam có rất nhiều lợi thế trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhưng có nguy cơ không cạnh tranh được với người Thái.

Câu chuyện Việt Nam sẽ ra sao trong năm 2017 được các chuyên gia quan tâm và thảo luận nhiều tại hội thảo kinh tế Việt Nam và triển vọng thị trường bất động sản năm 2017 vừa diễn ra tại Hà Nội.

Nhìn nhận về bối cảnh chung hiện nay, Giáo sư Nguyễn Mại cho biết chúng ta đừng quá trông chờ vào TPP mà quên đi các hiệp định thương mại tự do khác bởi TPP có khả năng sẽ “chết yểu” vì có thể người khác sẽ thay Mỹ quyết định điều này.

Ông cho rằng điều quan trọng nhất lúc này đối với Việt Nam là AEC nhưng hiện nay Việt Nam không để ý nhiều đến mặc dù đây là một thị trường tiềm năng với 650 triệu người và chúng ta có nhiều thế mạnh. Việc thâm nhập mạnh vào thị trường hoàn toàn nằm trong bàn tay của Việt Nam nhưng đáng tiếc chúng ta không làm được như người Thái.

Theo ông Nguyễn Mại, người Thái đã rất chú tâm vào thị trường này, ngay từ tháng 1/2015 họ đã có cuộc đổ bộ vào Việt Nam với một loạt các thương vụ mua bán, sát nhập, thâu tóm thị trường bán lẻ. Malaysia cũng rất chú trọng khai thác thị trường AEC, bằng chứng là nhà đầu tư Malaysia đã dàn quân ở nhiều nước trong khu vực.

“Nếu năm 2017, chúng ta có 1 triệu doanh nghiệp thì có cạnh tranh được với người Thái, người Malaysia trong AEC hay không, đây mới là điều đáng quan tâm. So sánh tương quan, với AEC, chúng ta có vô vàn lợi thế, trong đó thu hút FDI năm 2016 chúng ta tăng trưởng hơn 20%, Thái Lan hơn 16%, Philippin ko tăng, Indonesia, không tăng, trong khi đó nền kinh tế hàng đầu Singapore, tăng trưởng không đạt kỳ vọng”, Giáo sư Nguyễn Mại nói.

Ông nhấn mạnh quan điểm của mình rằng nếu Việt Nam không chú tâm đến thị trường 650 triệu dân này chúng ta sẽ bị thua ngay khi ra sân chơi AEC và thậm chí bị lấn át ở ngay sân nhà.

 

Nếu năm 2017, chúng ta có 1 triệu doanh nghiệp thì có cạnh tranh được
với người Thái, người Malaysia trong AEC

Ngoài ra còn các FTAs khác cần quan tâm đến như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU, Việt Nam- Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu. Hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc có ưu đãi bỏ thuế 95% mặt hàng từ Việt Nam ngay khi hiệp định có hiệu lực. Nếu khai thác tốt chúng ta có lợi thế lớn tại thị trường này. FTA liên minh kinh tế Á - Âu rất có triển vọng bởi Đông Âu là thị trường chính truyền thống của Việt Nam, nơi thường nhập khẩu các mặt hàng dệt may, nông sản, hoa quả, đặc biệt khi Nga bị cấm vận, khan hàng. Mới đây, triển lãm hàng Việt tại Moscow thường xuyên trong tình trạng cháy hàng cho thấy sức hút của thị trường.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia Tài chính - Ngân hàng, việc ông Donal Trump cam kết 6 hành động có thể ảnh hưởng lớn đến thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, tính đến nay, theo nhiều dự báo ông này chưa thực hiện hoặc có thể không thực hiện những chính sách tranh cử của mình. Những chỉ dấu này phản bác lại nhiều quan điểm về những biến động lớn của kinh tế thế giới hậu bầu cử Mỹ và chính sách dưới thời ông Trump.

Cụ thể, ông Lê Xuân Nghĩa phân tích: 6 cam kết nhưng hiện 5 trong số đó của ông Trump được nhiều nhà phân tích cho rằng sẽ không thực hiện, đó là: đã không bắt giữ bà Hillary Clinton; xây biên giới với Mexico; rút Mỹ khỏi WTO, hay Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với các nước Trung Mỹ; và có thể rút chân khỏi TPP. Nhiều học giả cho hay, chính sách của ông Trump sau bầu cử sẽ khác với tranh cử, nó sẽ chịu tác động lớn từ Đảng Cộng hòa - một Đảng tôn trọng tự do thương mại, do đó hoàn toàn tin rằng, những lợi ích của toàn cầu hóa cho Mỹ và ảnh hưởng tới sẽ vẫn được duy trì và hãy tin vào cơ hội cho Việt Nam.

Về vấn đề TPP, Giáo sư Nguyễn Mại cho rằng, nếu TPP thông qua, phải đến năm 2020 Việt Nam mới khai thác được trong khi có nhiều hiệp định thương mại chúng ta có thể khai thác ngay.

Khi nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2017, TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, trong quý 3 và quý 4 kinh tế Việt Nam sẽ đi lên. Về lãi suất ngân hàng, áp lực tăng lãi suất là có thật nhưng không lớn. Ông Nghĩa cũng cho biết, năm sau lạm phát có thể trên 5%.

Nguồn tin: NDH

ĐỌC THÊM