Theo báo cáo sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2019 lượng sắt thép xuất nhập khẩu đều giảm mạnh so với tháng trước.
Trong tháng 2, sản xuất các sản phẩm thép đạt 1,67 triệu tấn, giảm 21,9% so với tháng trước, nhưng tăng so với cùng kỳ 2018 là 32%. Nếu loại trừ tăng trưởng của thép cuộn cán nóng thì mức tăng trưởng chung các sản phẩm thép chỉ đạt 11% so với cùng kỳ năm 2018.
Bán hàng các sản phẩm thép đạt 1,64 triệu tấn, giảm 15,87% so với tháng trước, nhưng tăng 22% so với cùng kỳ năm 2018.
10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng về trị giá lớn nhất về trị giá trong 2 tháng/2019. Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong đó, lượng sắt thép xuất khẩu trong tháng 2/2019 ước đạt khoảng 458 ngàn tấn, trị giá 290,9 triệu USD, giảm 40,5% về lượng và giảm 39,9% về trị giá so với tháng trước.
Tuy nhiên, tính chung 2 tháng đầu năm, lượng xuất khẩu sắt thép đạt 1,32 triệu tấn, đạt trị giá hơn 773 triệu USD, tăng 34,4% về lượng và 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hết tháng 2/2019 sắt thép các loại chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Campuchia là 291 nghìn tấn, tăng 72,7%; Indonesia: 160 nghìn tấn, tăng 24,6%; Malaysia: 116 nghìn tấn, tăng 1,7%; Hoa Kỳ: 106 nghìn tấn, giảm 14,7%... so với cùng kỳ năm trước.
Về nhập khẩu, trong tháng 2 lượng sắt thép nhập về ước đạt khoảng 864 ngàn tấn, trị giá hơn 553 triệu USD, giảm 24,9% về lượng và giảm 30,8% về trị giá so với tháng trước. Lũy kế 2 tháng đầu năm, lượng sắt thép nhập khẩu về đạt hơn 2 triệu tấn, trị giá hơn 1,36 triệu USD, giảm 2,7% về lượng và giảm 5,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trong 2 tháng/2019, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với 835 nghìn tấn, trị giá đạt 529 triệu USD, tăng 15,8% về lượng, giảm 0,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là Hàn Quốc với 261 nghìn tấn, trị giá 212 triệu USD, giảm 16,1% về lượng và giảm 14,1% về trị giá; đứng thứ ba là Nhật Bản với 273 nghìn tấn, trị giá đạt 192 triệu USD, giảm 16,6% về lượng và giảm 14% về trị giá…
Nguồn tin: CafeLand