Nguyên nhân do tình hình kinh tế trong nước vẫn khó khăn, sản lượng tiêu thụ chỉ tập trung vào những công trình đang dở dang, chưa có công trình mới.
Theo Bộ Công thương, tháng 8/2014, lượng sắt thép thô ước đạt 280,5 nghìn tấn, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Lượng thép cán ước đạt 291,1 nghìn tấn, tăng 15,6% so với cùng kỳ; lượng thép thanh, thép góc ước đạt 294,6 nghìn tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ.
Tính chung 8 tháng, lượng sắt thép thô đạt 1950,9 nghìn tấn, giảm 0,01% so với cùng kỳ; thép cán đạt 2310,9 nghìn tấn, tăng 22,8% so với cùng kỳ; thép thanh, thép góc đạt 2288 nghìn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ.
Nhập khẩu thép các loại từ các thị trường trong tháng 8 tăng 43,4% về lượng và 39,1% về trị giá. Tính chung 8 tháng, nhập khẩu thép các loại tăng 14,4% về lượng, tăng 7,1% về trị giá, tuy nhiên sản phẩm từ thép tăng 2,9% về trị giá.
Tháng 8, tiêu thụ thép của các nhà máy ở mức thấp. Nguyên nhân do tình hình kinh tế trong nước vẫn khó khăn, sản lượng tiêu thụ chỉ tập trung vào những công trình đang dở dang, chưa có công trình mới. Nhu cầu xây dựng khu vực dân dụng cũng giảm sút trong tháng; theo yếu tố mùa vụ, tháng 7 và tháng 8 là thời điểm mùa mưa bão và tháng mưa ngâu nên tiêu thụ thấp trong năm. Trước tình hình tiêu thụ khó khăn, tồn kho cao, một số nhà máy khu vực phía Bắc đã phải dừng sản xuất.
Do tiêu thụ chậm và phải cạnh tranh với thép Trung Quốc nên các nhà sản xuất trong nước đã giảm giá bán. Các phương thức giảm giá chủ yếu được các nhà sản xuất áp dụng là hỗ trợ vận chuyển, tăng chiết khấu sản lượng, tăng hỗ trợ công trình…
Nguồn tin: Gafin