Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tháo gỡ khó khăn cho ngành thép: Không chỉ là chính sách

 Thừa sản phẩm, sản xuất cầm chừng, nhiều DN phải đóng cửa. Tình cảnh của sản xuất thép trong nước gần đây vẫn được lý giải do chính sách vĩ mô cắt giảm đầu tư công và suy giảm xây dựng dân dụng. Song theo các chuyên gia, sự phát triển "nóng" ngoài quy hoạch mới là nguyên nhân sâu xa dẫn tới khó khăn của ngành này.

Nguồn tin: KT&ĐT

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất toàn ngành từ đầu năm đến nay giảm ít nhất 10% so với cùng kỳ 2011, với 6 DN phá sản cùng nhiều DN hoạt động cầm chừng. Lượng thép tồn kho trên cả nước vào khoảng 350.000 tấn. Đáng báo động có tới 32 dự án thép nằm ngoài quy hoạch phát triển do Chính phủ ban hành. Theo Viện Chiến lược chính sách công nghiệp, dù chưa thực hiện hết 32 dự án nhưng rõ ràng một số dự án đã đi vào hoạt động, việc nằm ngoài quy hoạch và sản phẩm của chúng dẫn đến hậu quả là thừa cung quá lớn.

Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch VSA cho biết: "Rất nhiều chủng loại thép có cung vượt quá cầu tới 2 - 3 lần, chứng tỏ chúng ta không tuân thủ quy hoạch, phát triển một cách tùy tiện, manh mún và trùng lặp. Đó chính là khuyết điểm trong việc phân cấp cho các địa phương và sự thiếu giám sát, quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước".

Bên cạnh đó, theo Bộ Công Thương, đã xuất hiện tình trạng lợi dụng giá đầu vào trong nước rẻ để sản xuất thép rồi xuất khẩu, bởi vì so với mặt bằng chung trong khu vực và thế giới, giá điện dành cho sản xuất thép tại Việt Nam tương đối thấp.

Thống kê từ VSA cho thấy, khoảng 30% DN thép vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, 40% ở mức trung bình, chỉ số ít DN sử dụng công nghệ tiên tiến. Hơn nữa, do chỉ tận dụng ưu thế sẵn có nên chất lượng thép không cao nhưng giá thành chưa đảm bảo cạnh tranh quốc tế.

Nhiều chuyên gia nhận định, khó khăn của ngành thép có thể kéo dài đến hết năm 2012, nhất là khi nhiều DN vẫn phải chịu lãi suất cho vay 17 - 18%. Một thách thức khác là sự không công bằng khi mà các DN vốn đầu tư nước ngoài không phải đóng thuế trong khi DN trong nước phải chịu hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Bởi vậy, VSA kiến nghị Chính phủ tạo sự công bằng giữa DN trong nước và DN nước ngoài, đồng thời có biện pháp khuyến khích DN nội địa phát triển. Cần ngừng ngày các dự án FDI đã được cấp phép nhưng không thực hiện hoặc triển khai chậm. Hạn chế nhập khẩu bằng hàng rào kỹ thuật để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm nội địa, cùng với một số chính sách tháo gỡ nếu khó khăn còn kéo dài.

Bên cạnh đó, các DN ngành thép cần quyết liệt giảm chi phí tài chính, sản xuất, kinh doanh, từ đó mới có thể hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy cạnh tranh và đạt tăng trưởng. Đặc biệt, vấn đề sống còn của ngành thép trong năm 2012 không phải là sản xuất bằng mọi giá, mà là phải nâng cao "sức khỏe" cho các DN, trong đó sẽ đầu tư mạnh cho công nghệ. 

ĐỌC THÊM