Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thế giới đang dư thừa quá nhiều thép

Thu nhập của các hãng sản xuất thép giảm mạnh trong lúc nguồn cung dồi dào, chi phí nguyên liệu tăng cao nhưng nhu cầu tiêu thụ thấp.

Không thể phủ nhận sự quan trọng của thép với vai trò là nguyên liệu của hầu hết các sản phẩm hiện đại của thế giới, từ những cao ốc chọc trời đến các máy phục vụ đời sống sinh hoạt như máy giặt, điều hòa...Chính phủ khắp các nước đề cao ngành sản xuất thép như một dấu hiệu tăng trưởng kinh tế. Bất chấp kinh tế thế giới yếu đi, sản lượng thép toàn cầu vẫn tăng 1,2% trong năm ngoái lên mức kỷ lục 1,55 tỷ tấn.

Tuy nhiên, sự quan trọng của việc đầu tư sản xuất không phải lúc nào cũng tạo ra nguồn lợi về tài chính. Minh chứng rõ ràng nhất ở châu Âu, các nhà sản xuất thép bế tắc nhất. Kể cả ở Trung Quốc, sản xuất công nghiệp bùng nổ suốt cả thấp kỷ qua cũng đang gặp những vấn đề tài chính tương tự.

Vấn đề cấp bách nhất hiện này mà ngành thép toàn cầu gặp phải chính là một khái niệm không mới: dư thừa.

Tại châu Âu, các nước tăng cường sản xuất thép sau chiến tranh thế giới với nỗ lực tái thiết đất nước. Việc mở rộng tăng cường này kéo dài đến hết những năm 60 và đáp ứng tốt cho nhu cầu những năm thế giới gặp cú sốc thiếu dầu lửa những năm 70. Tuy nhiên, kể từ đó, không có dấu hiệu nào hạn chế sản xuất thép cho đến khi khủng hoảng tài chính năm 2008.

Năm ngoái, tiêu thụ thép châu Âu chỉ khoảng 145 triệu tấn, giảm 30% so với mức trước khủng hoảng, nhu cầu này tiếp tục giảm. Trong khi đó, chi phí lao động cao gần nhất thế giới chỉ sau Nhật Bản đã khiến nhiều nhà máy thép phải đóng cửa hoặc giảm quy mô sản xuất.

Giá thép và giá quặng sắt thế giới từ năm 2006 đến nay
Giá thép và giá quặng sắt thế giới từ năm 2006 đến nay. (Nguồn: Platts, Thomson Reuters)
Áp lực gia tăng đối với lợi nhuận của các nhà sản xuất thép khi Trung Quốc mở rộng công suất sản xuất thép, điều này cũng làm giảm giá thép toàn cầu. Sau 1 thập kỷ không ngừng mở rộng, các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nắm tới 50% sản lượng thép toàn cầu. Việc tăng nhanh sản xuất cũng khiến lượng thép dư thừa lớn. Thêm vào đó, các nhà máy với công suất 105 triệu tấn thép vẫn đang trong quá trình xây dựng hoăc chưa đi vào hoạt động.

Chính phủ Trung Quốc đã có các chính sách kiềm chế sản xuất thép và củng cố các công ty thuộc nhà nước. Nhưng theo chuyên gia Phillipp Englin của World Steel, các chính sách này chỉ "nằm trên giấy tờ". Chính quyền các địa phương muốn khuyến khích sản xuất thép để giải quyết lao động và tăng thu thuế, do vậy họ không thực hiện bất cứ chính sách nào để hạn chế dư thừa thép.

Do sản lượng thép Trung Quốc tăng, lượng cung ra thị trường cũng sẽ tiếp tục tăng làm giảm giá thép thế giơi. Dự báo xuất khẩu thép Trung Quốc sẽ đạt khoảng 30-50 triệu tấn mỗi năm trong vài năm tới, thực chất chỉ bằng 1 phần nhỏ tổng sản lượng cả nước gần 750 triệu tấn nhưng mức xuất khẩu đó vẫn cao hơn các nước xuất khẩu lâu năm hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ukraina và Nga.

Tại Mỹ, các nhà sản xuất thép đang gặp 1 chút khó khăn khi phải cạnh tranh với các đối thủ tại châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, dấu hiệu kinh tế phục hồi, giá năng lượng giảm do cách mạng đá phiến và ngành công nghiệp sản xuất ô tô tăng trở lại tạo triển vọng lạc quan cho thị trường tiêu thụ thép. Ngân hàng Jefferies dự báo nhu cầu thép tại Mỹ sẽ tăng 2,8% trong năm nay.

Việc tăng cường sản xuất thép, đặc biệt của Trung Quốc đã đẩy cao chi phí nguyên liệu thô quặng sắt, dẫn tới chênh lệch giá thép và quặng thu hẹp (như đồ thị trên). Thị trường quặng sắt chỉ có 4 nhà cung cấp lớn Vale, BHP, Rio và Platts, chiếm tới 70% tổng giao dịch quăng sắt bằng đường biển. Rõ ràng, thị trường quặng sắt thuộc về người bán trong khi thị trường thép thuộc về người mua. Điều này càng làm tăng khó khăn về lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất thép.

Nguồn tin: Gafin

ĐỌC THÊM