Tổng Giám đốc WB Robert Zoellick hôm 6.9 nhận định rằng, kinh tế thế giới sẽ không rơi vào tình trạng suy thoái thêm lần nữa, song các nguy cơ vẫn ở mức cao. Tiềm ẩn nguy cơ Nguồn tin: Reuters, AP
Chứng khoán thị trường Châu Á sụt giảm ngày 6.9.
Ông Zoellick phát biểu tại Singapore: “Tôi không tin rằng Mỹ hay thế giới sẽ lại rơi vào tình trạng “suy thoái kép”. “Suy thoái kép” là định nghĩa phản ánh sự phục hồi trong thời gian ngắn của nền kinh tế sau một thời gian bị khủng hoảng và sau đó lại nhanh chóng quay trở lại tình trạng suy thoái. Ông Zoellick thừa nhận rằng, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phải đối mặt với rủi ro cao. Cụ thể, kinh tế Mỹ đang trải qua thời kỳ tăng trưởng chậm, trong khi tình trạng thất nghiệp cao kéo dài.
Cũng tại buổi họp báo trên, Bộ trưởng Tài chính Singapore Tharman Shanmugaratnam - hiện là Chủ tịch của Uỷ ban thường trực Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) - nhận định, thế giới có thể sẽ đối mặt với suy thoái thêm lần nữa nếu tăng trưởng của Mỹ và Châu Âu “rơi tự do”. Theo ông Shanmugaratnam, sự tăng trưởng của Mỹ và Châu Âu hiện chỉ vào khoảng 1% và sự tăng trưởng èo uột của toàn cầu sẽ có tác động lên kinh tế Châu Á.
Ngày 6.9, thị trường chứng khoán Châu Á vẫn ỳ ạch do ảnh hưởng của báo cáo về thị trường lao động Mỹ. Tháng 8.2011, Mỹ không tạo ra được thêm việc làm mới nên tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao 9,1%. Giá chứng khoán Châu Á giảm 5 ngày liên tiếp do những lo ngại về khủng hoảng nợ của Châu Âu đang xấu đi. Chỉ số chứng khoán MSCI ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giảm 1,7%, các cổ phiếu tài chính giảm giá sau khi các cổ phiếu ngân hàng ở Châu Âu giảm giá cùng lúc với chi phí bảo hiểm đối với việc ngân hàng vỡ nợ tăng cao kỷ lục.
Châu Âu “nhạy cảm”
Tại buổi họp báo, ông Zoellick cũng đề cập tới cuộc khủng hoảng nợ tại Châu Âu và cho rằng khu vực đồng euro đang ở “giai đoạn đặc biệt nhạy cảm”. Theo người đứng đầu của WB, Liên minh Châu Âu cần phải xem xét việc hợp tác gắn kết hơn nữa trong việc đưa ra các chính sách tài chính để sớm giải quyết được khủng hoảng. Ông Zoellick khẳng định: “Số phận của Châu Âu phụ thuộc vào việc các nhà lãnh đạo khu vực này có đưa ra được những quyết định đúng đắn hay không”.
Trong khi đó, Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu EU Jose Manuel Barroso hôm 5.9 khẳng định rằng, Châu Âu và đồng euro vẫn “mạnh mẽ và linh hoạt”. Ông Barroso dự báo rằng, khu vực này sẽ tiếp tục tăng trưởng dù là chậm chạp. Ông Barroso cho biết, EC và chính phủ các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) đang nỗ lực để giải quyết vấn đề nợ trong khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone).
Theo thông tin từ nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7), lãnh đạo các nước đã đồng ý nhóm họp trong tuần này để tìm ra các chính sách tiền tệ thích hợp hơn, củng cố lại nền tài chính chậm phát triển tại một số quốc gia trong khu vực và thực hiện những cải cách hạ tầng. Đồng thời, lãnh đạo G7 sẽ bàn thảo việc điều chỉnh cơ cấu vốn tại các ngân hàng Châu Âu theo lời kêu gọi của IMF nhằm làm nhẹ bớt tác động của cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực này.
- Bản tin VIP
- Monthly: Tổng hợp thép thế giới
- Daily:Tin thế giới
- Dailly: Bản tin dự báo hàng ngày
- Weekly:Dự báo xu hướng thép Thế giới
- Weekly:Dự báo xu hướng thép TQ
- Dailly:Giá Trung Quốc
- Weekly: Tổng hợp tin tức tuần
- Weekly:Bản tin thép xây dựng
- Dailly:Giá chào xuất nhập khẩu
- Daily:Giá thế giới
- Dailly:Hàng cập cảng
- Weekly:Thị trường thép Việt Nam
- Daily:Điểm tin trong ngày
- Monthly:Tổng hợp thị trường thép TQ
- Tin Tức
- Kinh Doanh
- Kinh tế
- Chuyên ngành thép
- Danh bạ DN