Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thế giới lo lắng trước sức mạnh kinh tế mới của Trung Quốc

Theo cuộc bỏ phiếu thăm dò toàn cầu mới được bộ phận toàn cầu của đài BBC tiến hành, những băn khoăn của công chúng về sức mạnh đang ngày một lớn của nền kinh tế Trung Quốc đang tăng lên.

Giá trị đồng NDT vẫn là nỗi băn khoăn chính đối với nhiều quốc gia

Cuộc điều tra được Hãng thăm dò quốc tế GlobeScan/PIPA tiến hành với hơn 28.000 người tại 27 quốc gia. Đa phần những người được hỏi đều cho rằng sức mạnh kinh tế ngày một lớn hơn của Trung Quốc là điều không tốt đối với các đối tác thương mại chủ chốt của nước này, đặc biệt với các nước giàu.

So với cược thăm dò được tiến hành năm 2005 cũng do Bộ phận toàn cầu của BBC tiến hành, thì các ý kiến tiêu cực về sự gia tăng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đã tăng lên, chủ yếu tập trung tại những người sống ở Mỹ, Pháp, Canada, Đức và Italia. Những ý kiến tiêu cực cũng tăng đáng kể ở các nước Anh và Mexico nhưng số các ý kiến tích cực vẫn được duy trì tại các nước này. Nhưng nhìn một cách tổng thể, Trung Quốc vẫn được nhìn dưới cái nhìn thiện cảm, tích cực.

Tại tất cả các nước được tiến hành khảo sát, khoảng 50% số người nhìn nhận một cách tích cực đối với sức mạnh kinh tế Trung Quốc, trong khi 33% số người có quan điểm tiêu cực.

Hai nước có số người có quan điểm tích cực cao nhất về sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nằm ở Châu Phi là Nigeria (82%) và Kenya (77%).

Quan điểm tích cực cũng chiếm đa số tại cả 5 nước Châu Phi được tiến hành khảo sát.

Tại các nước đang phát triển, ý kiến tích cực cũng chiếm đa số so với các ý kiến tiêu cực, ngoại trừ tại Mexico.

'Chưa thiết lập tâm lý'

Vậy điều gì đứng sau những quan điểm này đối với sức nặng kinh tế đang tăng lên của Trung Quốc?
Trung Quốc đang tìm kiếm phát triển các thị trường nội địa nhằm cân bằng các lĩnh vực đang phát triển bùng nổ
 
Kết quả cuộc điều tra không nói cho ta điều gì chắc chắn, nhưng có vài điều có thể giải thích một cách hiển nhiên. Trong giai đoạn từ cuộc khảo sát trước (năm 2005), thế giới đã trải qua giai đoạn được gọi là đại suy thoái, một kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính.

Các nước phát triển bị “đánh” mạnh. Công cuộc phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang được dẫn đầu bởi các nước đang phát triển, đáng kể nhất là Trung Quốc. Ngược lại, sự phục hồi tại các nước giàu lại không hề sáng sủa. Tỷ lệ thất nghiệp tăng do suy thoái có thể sẽ phải mất nhiều năm để quay đầu trở lại.

Tom Friedman - một nhà phân tích uy tín giàu ảnh hưởng của tạp chí New York Times và giành giải Pullitzer, cho biết:"Không còn nghi ngờ gì nữa, khi sự tăng trưởng của Trung Quốc lại trùng với cảm giác trì trệ và tê liệt của nhiều nền dân chủ phương tây hàng đầu sẽ tạo nên tâm lý bất ổn ".

Các vấn đề thương mại

Đây là một vấn đề kinh tế rất đặc biệt, nhưng không có trong nội dung cuộc khảo sát của BBC.

Mọi người được hỏi rằng họ có nghĩ thương mại Trung Quốc là công bằng đối với các nước khác?

Những người trả lời KHÔNG chiếm 50% tại Nhật bản, Hàn Quốc, Đức và Italia. Tại Mỹ, con số này là 45%, trong khi 25% nói CÓ.

Chính sách đặc biệt vốn đã thu hút rất nhiều sự chú ý với cả giới truyền thông và giới kinh doanh, chính là các bước đi đối với đồng NDT của họ, đang định giá thấp giá trị bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối. Những người chỉ trích cho rằng việc làm này của Trung Quốc giúp nền công nghiệp của nước này chiếm lợi thế cạnh tranh một cách không công bằng.

Quan điểm trong khu vực

Còn về các quan điểm tích cực hơn tại thế giới đang phát triển thì sao?

Tại một số quốc gia Châu Phi, Trung Quốc đã đầu tư vào đây rất nhiều. Điều đó mang lại cho họ việc làm, cơ sở hạ tầng, dù làn sóng chỉ trích xem đó như cách để chiếm được các nguồn tài nguyên tại Châu Phi, đặc biệt là năng lượng và kim loại.

Có lẽ một số nước cũng đang chào đón tín hiệu của một quốc gia đang phát triển và đang nổi lên như một thách thức nghiêm trọng đối với các quốc gia giàu có.

Trong một số bài báo kinh tế, thậm chí trong đó có cả những báo chỉ trích các chính sách của Trung Quốc, lại xem quốc gia này như một cơ hội vì hơn 1 tỷ người tiêu dùng tại Trung Quốc sẽ mua nhiều hơn các loại hàng hóa và dịch vụ khi chất lượng cuộc sống tăng lên còn các công ty Trung Quốc sẽ không thể đáp ứng đủ mọi 

Nguồn: DDDN

ĐỌC THÊM