Cục Quản lý cạnh tranh xác nhận, Ủy ban chống bán phá giá Úc (ADC) đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá sản phẩm dây thép dạng cuộn (rod in coil) từ Indonesia, Hàn Quốc và Việt Nam.
Sản phẩm bị điều tra là dây thép dạng cuộn gồm mã HS: 7213.91.00.44, 7227.90.90.02 và 7227.90.90.42 (sản phẩm này đang không phải chịu thuế khi xuất khẩu sang Úc), giai đoạn điều tra bán phá giá: 1/4/2016 – 31/3/2017; giai đoạn điều tra thiệt hại: 1/1/2013 đến nay
Nguyên đơn trong vụ việc này là Công ty OneSteels
Biên độ bán phá giá theo cáo buộc của nguyên đơn đối với sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam 30,6%; từ Indonesia là: 30,6%; từ Hàn Quốc là: 43,3%.
Tuy nhiên theo tính toán sơ bộ của ADC, biên độ dự kiến với các nước
bị điều tra là: Việt Nam (20,9%), Indonesia (29,8%), Hàn Quốc (20,9%).
Tuy nhiên theo tính toán sơ bộ của ADC, biên độ dự kiến với các nước bị điều tra là: Việt Nam (20,9%), Indonesia (29,8%), Hàn Quốc (20,9%).
Dung lượng thị trường của Úc theo nguyên đơn là khoảng 600.000 tấn/2016
Đối với Việt Nam, nguyên đơn cáo buộc là có tồn tại “tình huống thị trường đặc biệt” (particular market situation) (đối với mức thuế của 2 nguyên liệu đầu vào chính) nên không sử dụng giá bán tại Việt Nam để tính toán trị giá thông thường mà sử dụng chi phí của một công ty sản xuất sản phẩm tương tự để xây dựng chi phí.
ADC có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời nhưng không sớm hơn 60 ngày kể từ ngày khởi xướng.
Theo dự kiến, ADC sẽ ban hành bản dữ liệu trọng yếu (Essential Facts) vào ngày 25/9/2017 và các bên liên quan sẽ có 20 ngày để bình luận về bản dữ liệu này.
Trước đó sản phẩm này đã bị Úc điều tra chống bán phá giá với Indonesia, Đài Loan và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ bị áp thuế năm 2015 nhưng sau đó khi rà soát vào năm 2016, Indonesia đã được dỡ bỏ lệnh thuế (do không gây thiệt hại cho ngành sản xuất Úc).
Sau đó, Úc cũng tiến hành điều tra với Trung Quốc và ra lệnh áp thuế (tháng 4/2016).
Nguồn tin: Đầu tư