Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thép: Giá vẫn tăng, cổ phiếu vẫn ì ạch

CP ngành thép có mức giảm mạnh hơn xu hướng chung của thị trường do tác động của đợt suy giảm giá thép trong quý II vừa qua.

Nhưng hiện tại, khi giá thép đã quay lại xu hướng tăng giá, cổ phiếu ngành thép vẫn liên tục rớt giá dù LN có thể tăng đột biến nhưng giá thép tăng, vì sao?

Giá thép sẽ còn tăng

Kinh tế thế giới đã qua đáy khủng hoảng, giá thép tại thị trường quốc tế cũng đã qua mức giảm thấp nhất đang có xu hướng hồi phục, mặc dù quá trình hồi phục khá chậm. Dự báo giá những vật liệu cơ bản sẽ dần tăng lên trong những năm tới khi nền kinh thế giới tăng tốc.

Theo Hiệp hội thép thế giới, nhu cầu thép thế giới sẽ tăng 10,7% trong năm 2010, đạt mức 1,241 tỷ tán và sẽ đạt mức kỷ lục 1,306 tỷ tấn năm 201 1. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư cho xây dựng cơ sớ hạ tầng của Việt Nam còn khá lớn, mức tăng trưởng hàng năm khá cao.

Kết thúc năm 2009 ngành thép được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp nặng có mức tăng trưởng cao nhất, sản xuất tăng 25% và tiêu thụ tăng 30% so với năm 2008.

Trên thực tế, giá thép đã tăng từ 3-4 triệu đồng/tấn lên khoảng 15- 15,5 triệu đồng/tấn kể từ đáy xác lập trong quý II do giá phôi thép thế giới tăng.

Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, nhu cầu thép xây dựng trong nước sẽ còn tăng mạnh kể từ tháng 9, sau khi kết thúc mùa mưa bão. Do vậy, sản lượng cũng như doanh thu các doanh nghiệp (DN) thép thường tăng vào những quý cuối năm.

Các DN thép có lượng hàng tồn kho khá lớn, nên khi giá thép quuốc tế tăng giá do tỷ giá, các DN thép trong nước thường tăng lợi nhuận trong ngắn hạn do giá vốn chưa tăng trong khi giá bán được điều chỉnh tăng.

Do giá thép tăng nên khả năng lợi nhuận của các DN thép trong quý III và quý IV sẽ được cải thiện. Dự báo lợi nhuận 6 tháng cuối năm của các DN ngành thép sẽ tốt hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm 2010.

Định giá thấp

Điều khiến NĐT lo ngại về CP thép là giá thép trong nước thường liên thông với giá quốc tế, vì vậy mỗi khi thị trường thế giới biến động, giá thép trong nước cũng ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân khiến lợi nhuận các DN ngành này thiếu tính ổn định. Giá thép đã liên tục giảm trong gần 3 tháng vừa qua đã làm cho lợi nhuận các DN ngành thép cũng bị giảm theo (với mức giảm từ 20-35%).

Thực tế các DN thép hầu hết bị suy giảm lợi nhuận trong năm nay do đợt suy giảm giá thép vừa qua. Tuy nhiên, khi giá thép trên thị trường quốc tế tăng, lợi nhuận ngắn hạn thường có khuynh hướng gia tăng. Đặc biệt, các DN hiện tại đều có tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi cho vay của ngân hàng (đây cũng là đều kiện khá thuận lợi).

Riêng HLA có tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ (ROE)thấp, một phần do DN này mới tăng vốn để mở rộng cơ sớ sản xuất. VIS có tỷ suất lợi nhuận giảm so với năm 2009 do CP này mới tăng vốn và giá thép giảm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận 6 tháng của VIS.

Trong bối cảnh giá thép liên tục tăng như hiện nay, dự báo các DN ngành thép có kết quả kinh doanh năm 2010 khá tốt, phản ánh qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của DN. ROE của các DN ngành thép khá cao, dự kiến cả năm ROE bình quân sẽ đạt mức 23%. Trong đó, các DN lớn như HPG, HSG, POM đều có tỷ suất lợi nhuận trên 20% và không chênh lệch nhau quá nhiều.

Điều này cho thấy với các DN có quy mô và doanh thu lớn, ROE sẽ có xu hướng hội tụ khá gần nhau. Ngược lại, các DN có quy mô vừa và nhỏ hầu hết có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn HPG, HSG và POM, trừ DNY và DTL. Tuy nhiên, do 2 DN này mới lên sàn niêm yết trong năm nay nên lợi nhuận có khả năng biến động lớn và chưa ổn định.

Hiện tại, chỉ tiêu P/E của các DN ngành thép khá thấp, tương đương mức 6,5x. Trong đó, chỉ có VIS và HPG có chỉ số P/E cao hơn 7x. Điều này chứng tỏ CP ngành thép đang bị định giá khá thấp. Ngoài yếu tố này, việc CP thép liên tục rớt giá một phần vì xu hương chung của thị trường. Một khi đầu tư vào CP ngành thép, NĐT cần chú ý đến các DN có ROE trên 15%, P/E dưới 6x.

Nguồn: ĐTTC

ĐỌC THÊM