Cổ phiếu công ty cổ phần thép Nam Kim (NKG) đã tăng mạnh ngày trong phiên chào sàn hôm nay 14/1, và có lúc đã tăng kịch trần nhờ sức cầu mạnh.
Nguồn: Stox.vn
Chốt phiên giao dịch, cổ phiếu NKG đóng cửa ở mức giá VND29.900/CP, gần sát với mức giá trần 20% trong phiên đầu tiên là VND30.000/CP. Giá giao dịch thấp nhất là VND25.000/CP, cao nhất là VND30.000/CP hay tăng kịch trần.
Khối lượng giao dịch hôm chào sàn đạt khá với gần 1 triệu cổ phiếu được giao dịch. Thép Nam Kim niêm yết 23 triệu cổ phiếu.
Dưới đây là một số thông tin tham khảo về NKG.
NKG là công ty sản xuất thép kết hợp thương mại, với các sản phẩm chủ yếu là tôn mạ kẽ, mạ màu với công suất hiện tại khoảng 85.000 tấn/năm. Công ty đang chiếm thị phần khoảng 6% sau các công ty lớn như HSG, Phương Nam.
Định vị ngành:
Ngành thép bao gồm 2 nhóm (i) Các công ty thương mại thuần túy (ii) Các công ty sản xuất thép và sản phẩm thép kết hợp với kinh doanh thương mại.
NKG là công ty sản xuất thép kết hợp thương mại, với các sản phẩm chủ yếu là tôn mạ kẽm, mạ màu, tương tự như các công ty HSG và DTL đang niêm yết trên HOSE. Một số công ty thép khác như VIS, HPG, HLA… tập trung chủ yếu ở nhóm sản phẩm thép xây dựng, bao gồm cả phôi thép.
Phần còn lại của ngành thép bao gồm các công ty thuần túy hoạt động thương mại các sản phẩm thép ( SMC), nguyên liệu chế biến thép (HMC)…
Báo cáo thị phần năm 2009 của Hiệp hội thép Việt Nam đánh giá, NKG hiện đang đứng thứ 7 trong thị trường cung cấp sản phẩm tôn mạ với thị phần chiếm 7 – 8%. Trong 8 tháng đầu năm 2010,NKG vươn lên vị trí thức 6 với 6% thị phần.Năng lực sản xuất của NKG hiện ở mức 85.000 tấn/ năm. Từ tháng 3/2010, NKG khởi công xây dựng nhà máy thứ 2 với tổng công suất hơn 300.000 tấn, nâng tổng công suất của NKG lên mức 400.000 tấn/năm.
Triển vọng ngành:
Nhu cầu xây dựng tăng mạnh trở lại sau khủng hoảng kinh tế là yếu tố thuận lợi cho tăng tăng trưởng ngành thép. Năm 2010 lượng thép sản xuất trong nước ước đạt 8,7 triệu tấn, tăng 26,12% so với năm 2009. Trong đó tăng mạnh là sản lượng thép cuộn và dải cán nguội (tăng tới 36,3%), thép thanh (tăng gần 25%)... Nhu cầu tiêu thụ giảm nhẹ xuống mức 11 triệu tấn.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngành thép đặt mục tiêu đạt tổng sản lượng tiêu thụ khoảng 11.7 triệu tấn trong năm 2011, tăng 8% so với năm 2010. Việc nâng công suất lên mức 400.000 tấn/năm trong năm tới là cơ hội để NKG tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.
Rủi ro ngành:
Theo VSA, các công ty sản xuất thép trong nước hiện phải nhập khẩu trung bình 70% thép vụn và 40 – 50% phôi thép phục vụ cho sản xuất. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận của các công ty sản xuất thép, trong đó có NKG. Việc nhập khẩu nguyên liệu cũng khiến các công ty thép chịu rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh. Tỷ giá
Biến động giá do nguồn cung nhập khẩu và cạnh tranh: Từ tháng 4/2009, thuế nhập khẩu thép từ các nước Asean đã giảm xuống còn 0% tạo nên sức cạnh tranh rất lớn với các sản phẩm thép sản xuất trong nước. Cả năm 2009, nhập khẩu thép và phôi thép đạt trên 12 triệu tấn, tăng 10,7% so với năm 2008, trong đó lượng thép thành phẩm nhập khẩu đạt 6,7 triệu tấn, tăng 18%. Năm 2010 lượng thép nhập khẩu giảm 15% nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 10,5 triệu tấn.
Tình hình tài chính:
Năm 2009, NKG tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu tăng 200%, lợi nhuận tăng lên 74 tỷ từ mức 5 tỷ năm 2008. Trong 11 tháng đầu năm 2010, NKG cũng tăng trưởng ấn tượng khi đạt 2.206 tỷ đồng doanh thu và 112 tỷ đồng lợi nhuận.
Năm 2009, NKG thực hiện tăng vốn từ 150 tỷ lên mức 230 tỷ và thay đổi manh mẽ hoạt động kinh doanh. Cơ cấu doanh thu của NKG tăng mạnh ở mảng thương mại, chiếm 63% tổng doanh thu. Mức tăng trưởng doanh thu 70% trong năm 2010 cũng đến chủ yếu từ mảng này sau khi năng lực sản xuất của NKG đạt 100% công suất hiện tại ( 85.000 tấn/năm).
Kết quả rà soát nhanh tình hình tài chính của NKG trong 2 năm qua, chúng tôi vẫn có các lưu ý sau khi xem xét tình hình tài chính của công ty này:
- Chi phí bán hàng của NKGtrên báo cáo lãi lỗ trong các năm 2007, 2008, 2009 và 9 tháng 2010 đều bằng 0. Điều này thông thường chỉ xuất hiện ở các công ty sản xuất theo mô hình gia công thuần túy.
- NKG có quan hệ thương mại chặt chẽ với CTCP Thép Hữu Liên Á Châu ( HLA) - một công ty thép cùng ngành có quy mô lớn hơn đang niêm yếu tại HOSE.
Cụ thể, theo thuyết minh BCTC năm 2008, trong năm NKG phát sinh các nghiệp vụ chủ yếu với HLAgồm:
Nghiệp vụ | Giá trị ( Tỷ VND) | Tỷ trọng |
Bán tôn mạ màu | 76.5 | 15% Doanh thu |
Mua tôn nguyên liệu | 92.0 | 22% Giá vốn |
Mua tôn mạ kẽm | 5.5 | |
Mua tôn mạ màu | 2.0 |
Tại thời điểm 31/12/2008, bảng cân đối kế toàn của NKG ghi nhận khoản phải thu HLA 4.1 tỷ và phải trả 8.8 tỷ.Năm 2009, BCTC của NKG cũng ghi nhận khoản phải trả HLA 105.0 tỷ, chiếm 42% và khoản phải thu khách hàng HLA 89.2 tỷ, chiếm 49%. NKG được định giá so sánh tương đương với HSG và DTL Với lợi nhuận hiện tại, NKG được định giá ở mức PE 2010 khoảng 5 lần dựa trên EPS 2010 dự kiến là 5.200 đồng/cp và giá giao dịch ngày đầu tiên là 25.000 đồng. So sánh với các công ty cùng ngành:
NKG hiện có vốn điều lệ 230 tỷ, tương đương 23 triệu cổ phiếu sẽ được niêm yết. Thành lập từ năm 2002 và thực hiện tăng vốn nhiều lần là nguyên nhân khiến NKG có lượng cổ phiếu giao dịch tự do khoảng 50%. Số cổ phần bị hạn chế giao dịch theo bản cáo bạch của NKG khoảng 12 triệu đơn vị. Tuy nhiên cơ cấu của NKG lại khá đậm đặc với chỉ 149 cổ đông, bao gồm 4 tổ chức và 145 cá nhân. Trong đó hai tổ chức đang năm giữ 2,8 triệu cổ phần với giá từ 22.000 – 25.500 đồng/cp trong đợt phát hành tháng 5/2010. Đây có thể là lý do để cổ phiếu NKG được đỡ giá sau khi niêm yết với giá 25.000 đồng/cp. Một điểm chú ý khác là các cổ đông sáng lập của NKG hiện tại không còn nắm giữ cổ phần tại công ty này. Nhóm cổ đông Số cổ phần Ban lãnh đạo công ty 9.045.000 Cổ đông lớn 2.800.000 CBCNV 200.000 Tổng cộng 12.045.000 Nhóm cổ đông Số cổ phần Tỷ lệ % Tổ chức Cá nhân Cổ đông sở hữu trên 5% 10.108.800 43,9 1 2 Cổ đông sở hữu từ 1đến 5% 12.050.000 53,3 3 12 Cổ đông sở hữu dưới 1% 841.200 3,6 0 131 Tổng cộng 23.000.000 100% 4 145