Sau động đất ở Nhật Bản, các nhà sản xuất thép dự kiến nhu cầu trong nước tăng đột biến một thời gian dài do nước này chuẩn bị công cuộc khổng lồ xây dựng lại mọi thứ từ nhà cửa đến các nhà máy điện, nhưng khả năng sản xuất lớn của Nhật Bản sẽ hạn chế nhập khẩu.
Nỗ lực tái thiết của Nhật Bản - nước xuất khẩu thép lớn nhất Châu Á năm ngoái, có nghĩa là các đơn hàng từ đây có thể giảm xuống, nguồn cung giảm đi và giá tăng bởi sự thiếu hụt mặc dù có thể được lấp đầy bởi Trung Quốc - nước sản xuất thép lớn nhất thế giới và Hàn Quốc - khách hàng lớn nhất của Nhật Bản.
Sản lượng thép ở Nhật Bản, nước sản xuất thép lớn thứ hai thế giới là 109,6 triệu tấn năm 2010, nhưng quốc gia này chỉ tiêu thụ 60 triệu tấn và chủ yếu xuất khẩu phần còn lại.
Với tổng công suất dự kiến 132,4 triệu tấn đến cuối năm 2010 và các nhà máy thép không bị thiệt hại bởi động đất và sóng thần tuần trước, nguồn cung trong nước có thể đáp ứng được ngay cả khi nhu cầu tăng gấp đôi.
Nhà phân tích Patrick Cleary của CRU tại London nói “bất cứ kỳ vọng nào về việc Nhật Bản sẽ bất ngờ nhập khẩu thép nhiều hơn đều có thể đã bị thổi phồng”. Gián đoạn về sản xuất có thể là rất đáng kể trong ngắn hạn, nhưng trong tương lai Nhật Bản sẽ đáp ứng được nhu cầu của riêng mình.
Động đất 9 độ richter và sóng thần sau đó đã buộc các nhà sản xuất thép ngừng hoạt động nhưng phần nhiều đã tiếp tục lại sản xuất vào ngày chủ nhật mặc dù điện bị cắt và các cảng bị hư hỏng tiếp tục làm gián đoạn các hoạt động sản xuất và vận chuyển.
Nhà sản xuất thép hàng đầu Nhật Bản Nippon Steel Corp, cũng là nhà sản xuất đứng thứ tư trên thế giới, cho biết các nhà máy đã trở lại sẵn sàng hoạt động, ngoại trừ nhà máy Kamaishi ở phía bắc Nhật Bản. Kamaishi sản xuất thanh dây dùng cho lốp xe và cầu đường có sản lượng hàng tháng là 60 nghìn tấn.
Thiệt hại nặng nề nhất là nhà máy trọng yếu Kashima của Sumitomo Metal Industries Ltd, nhà sản xuất thép lớn thứ ba Nhật Bản, nhà máy này gần tâm chấn của trận động đất. Hoạt động tại nhà máy sản xuất 8,3 triệu tấn thép thô một năm vẫn bị ngưng trệ với hai lò cao chính đã tắt, mặc dầu công ty cho biết không có kế hoạch công bố tình trạng bất khả kháng về cung cấp than.
Graeme Train, nhà phân tích hàng hoá của Macquarie tại Thượng Hải nói: “chưa có bất cứ thiệt hại thật sự về cấu trúc nào đối với hầu hết các nhà máy tại Nhật Bản, do đó có vẻ như họ có thể khởi động lại sản xuất khá nhanh chóng. Các nhà máy này cũng tạo ra 85% điện của riêng mình vì thế họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề như điện hạt nhân.”
Tháng trước Nippon Steel và Sumitomo Metal đã thông báo kế hoạch hợp nhất để tạo thành nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới.
Con đường dài để quay lại
Công cuộc phục hồi tái thiết Nhật Bản là một con đường dài và tốn kém, có thể tốn tới 180 tỷ USD, nhiều hơn 50% so với động đất ở Kobe năm 1995.
Một vấn đề khó xác định là việc xây dựng lại có thể bắt đầu khi nào do Nhật Bản đang phải đối phó với khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất và việc chăm sóc người dân không có lương thực, nước uống. Việc xây dựng lại sẽ mất bao lâu là một điều không rõ lớn khác, với nhiều nhà máy công nghiệp đặt trên bờ biển, nơi mặt đất đã bị sóng thần nhấn chìm.
Công cuộc tái thiết sau thảm họa Kobe bắt đầu khoảng hai tháng sau động đất và kéo dài hai năm.
Nhật Bản năm ngoái đã vượt qua Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu thép lớn nhất Châu Á, có thể phải cắt giảm doanh số bán hàng ở nước ngoài khi thực hiện công cuộc tái thiết đất nước, để lại một khoảng trống về nguồn cung Châu Á cho các nhà sản xuất khác tại Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo Liên đoàn Sắt Thép Nhật Bản, quốc gia này đã xuất khẩu kỷ lục 43 triệu tấn thép vào năm 2010, do Nippon Steel và JFE Steel Corp xếp hạng 5 trên toàn cầu, có gần nửa doanh thu từ xuất khẩu, đã xuất khẩu nhiều hơn ra nước ngoài trong khi thu hẹp thị trường nội địa.
Colin Liang nhà phân tích tại ngân hàng America-Merrill Lynch nói: “Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bất cứ sự giảm xuất khẩu của Nhật Bản xuống 1 triệu tấn/ tháng sẽ là đáng kể tới giá và lợi nhuận, tác động sẽ lớn hơn đối với các nước như Hàn Quốc, Đài Loan và nhỏ hơn tới các nước Ấn Độ, Trung Quốc do quy mô nhu cầu nội địa của họ”
Trung Quốc có khả năng vượt hơn 100 triệu tấn nhưng vấn đề chất lượng có thể ngăn cản các nhà sản xuất thép Trung Quốc tiếp quản một số thị phần của Nhật Bản. Ông Train của công ty Macquarie cho biết “Nhật Bản có tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, sẽ là một chút khó khăn để Trung Quốc xuất khẩu hàng loạt, nhưng các nhà máy Trung Quốc hoạt động tốt hơn có thể tận dụng lợi thế”. Công ty thép Baoshan Iron and Steel, nhà sản xuất được liệt kê lớn nhất Trung Quốc, sản xuất sản phẩm cán phẳng cao cấp như cuộn cán nóng, cuộn cán nguội và các tấm kim loại khác, được hưởng lợi.
Tuy nhiên Hàn Quốc có lẽ là người hưởng lợi rõ ràng nhất bởi họ nhập khẩu nhiều thép từ Nhật Bản. Thị trường trong khu vực bị suy giảm do Nhật Bản sẽ không được xuất khẩu sản phẩm dư thừa nào.
Nhật Bản thường xuất khẩu tấm mỏng để đóng tàu, bán thành phẩm như tấm và cuộn nóng và thép tấm cho sản xuất ô tô và thiết bị điện tử.
Công ty POSCO của Hàn Quốc, nhà sản xuất thép lớn thứ ba thế giới, có công ty Nippon Steel và nhà tỷ phú Warren Buffett là cổ đông chính, đang vật lộn để vượt qua giai đoạn chi phí tăng do nhu cầu thép yếu.
Liang ở ngân hàng America-Merrill Lynch cho biết “đầu tiên, chúng ta thấy nhiều hàng xuất khẩu quay lại thị trường trong nước và đứng đầu trong số đó Nhật Bản có thể nhập khẩu sản phẩm thép xây dựng”
Nhập khẩu có thể tăng trong thời gian ngắn
Nhật Bản không phải là nhà nhập khẩu thép lớn với lượng nhập khẩu năm ngoái chỉ là 7,2 triệu tấn. Nước này tăng nhập khẩu thép xây dựng từ Trung Quốc từ vài năm trước, nhưng phần nhiều phải nằm lại ở cảng do vấn đề về chất lượng.
Nhà phân tích Nhật Bản giấu tên nói “tôi chắc chắn Nhật Bản có đủ năng lực sản xuất thép, nhưng nhập khẩu tạm thời có thể tăng nếu các nhà máy nhỏ không thể hoạt động do mất điện”
Theo ước tính gần đây của chính phủ, các nhà máy nhỏ sản xuất thép xây dựng sử dụng phế liệu, có tổng công suất khoảng 43 triệu tấn.
Tình trạng cắt điện của chính phủ buộc các nhà dùng thép lớn như Toyota và Honda phải ngừng hoạt động tại tất cả các cơ sở trong nhiều ngày, cho thấy các nhà máy thép có thể phải cắt giảm sản lượng trước khi xây dựng lại.
Nhà phân tích Cleary của CRU cho biết nếu tình trạng năng lượng trở thành vấn đề trung hạn và hạn chế năng lượng vẫn tiếp diễn thì công suất có thể không đạt được và Nhật Bản có thể phải nhập khẩu nhiều hơn, thêm nữa rất khó ước tính nhập khẩu tăng bao nhiêu.
Cắt giảm sản lượng của Nhật Bản sẽ hạn chế nhu cầu về nguyên liệu thô như quặng sắt và than cốc, giúp ổn định giá đã tăng mạnh từ đầu năm nay do nguồn cung giảm và lũ lụt tại Úc.
Nhật Bản nhập khẩu khoảng 135 triệu tấn quặng sắt và khoảng 70 triệu tấn than cốc một năm, chủ yếu qua các hợp đồng dài hạn với Vale, BHP Billiton và Rio Tinto.
Cleary nói “chắc chắn có mối đe dọa đối với giá nguyên liệu thô trong tương lai gần và ngành thép sẽ hoan nghênh vì lợi nhuận của lĩnh vực thép đã thực sự bị giảm do chi phí sản xuất cao”. Nhưng Nikko Cordial nhà phân tích của Kazuhiro Harada nghi ngờ cắt giảm sản lượng sẽ ảnh hưởng lớn tới giá nguyên liệu thô, đặc biệt là quặng sắt, với sức mua của Trung Quốc gấp 5 lần Nhật Bản.
Nguồn Reuters