Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thép nội gặp khó vì thép ngoại nhập

Một số doanh nghiệp sản xuất thép của Bình Dương cho biết, đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có sự cạnh tranh mạnh mẽ của mặt hàng thép ngoại nhập.

Sản xuất thép mạ tại Công ty CP Tôn Hoa Sen. Ảnh: T.T

Theo ông Phạm Văn Trung, Tổng Giám đốc Công ty CP Thép Nam Kim (Bình Dương), những năm gần đây, ngành thép Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, trong khi nhu cầu thị trường trong nước  thấp, nguồn cung của các sản phẩm thép mạ và sơn hiện nay gấp đôi so với nhu cầu tiêu thụ.

Theo số liệu ước tính của các nhà sản xuất trong ngành thép, xác định nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước chỉ khoảng 700.000 tấn/năm, tuy nhiên năng lực sản xuất của các doanh nghiệp thép lên đến khoảng 1,5 triệu tấn/năm. Sự chênh lệch giữa sản xuất và nhu cầu tiêu thụ dễ dẫn đến tình trạng hàng tồn kho cao, chi phí sản xuất tăng và kéo theo nhiều hệ lụy bất lợi khác.

Mặt khác, khó khăn của các doanh nghiệp thép càng trở lên nghiêm trọng khi thuế quan đối với mặt hàng thép nhập khẩu từ các nước được giảm xuống. Các sản phẩm thép mạ và sơn của các nước ồ ạt nhập khẩu vào Việt Nam, gây ra lũng đoạn thị trường và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất thép mạ trong nước.

Tương tự, ông Nguyễn Thanh Nghĩa, Tổng giám đốc Công ty CP thép Đại Thiên Lộc cho rằng, hiện nay doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, như: chi phí tăng, hàng tồn kho cao và nhất là sự cạnh tranh mạnh mẽ của mặt hàng thép ngoại nhập.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thép việt Nam, chỉ tính riêng trong 10 tháng năm 2012 đã có gần 150.000 tấn thép mạ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam, tăng gần gấp đôi so với cùng kì năm 2011. Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay có hơn 20 đơn vị sản xuất thép mạ kim loại, sơn phủ màu, nên nguồn cung trực tiếp từ các doanh nghiệp trong nước rất dồi dào. Chỉ tính riêng tại Công ty CP thép Đại Thiên Lộc với công suất 2 dây chuyền mạ hợp kim nhôm kẽm đã lên đến 270.000 tấn/năm, 2 dây chuyền mạ kẽm với công suất 120.000 tấn/năm và 2 dây chuyền mạ màu với công suất 145.000 tấn/năm…

Các doanh nghiệp thép kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính điều chỉnh việc áp dụng thuế suất nhập khẩu đối với các mặt hàng thép mạ và sơn phủ màu thuộc nhóm mã hàng 7210.70 đã được ban hành theo Thông tư 216/2009/TT-BTC ngày 12-11-2009 từ 0% và 5% được nâng lên mức thuế nhập khẩu tối đa 15%.

Bên cạnh việc kiến nghị các cấp tăng mức thuế nhập khẩu đối với 4 mã hàng thép nhập khẩu, các doanh nghiệp cũng đề xuất Chính phủ và các cơ quan quản lí có thẩm quyền nên chăng cần xây dựng hàng rào phi thuế quan, chính sách về thuế như một số nước trong khu vực đang áp dụng để bảo vệ ngành thép trong nước.

Nguồn tin: (HQ Online)

ĐỌC THÊM