Thuế tự vệ tạm thời được Bộ Công Thương ban hành đối với sản phẩm phôi thép, thép dài và gần đây nhất là sản phẩm tôn mạ kẽm đã phần nào hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) thép nội địa lội ngược dòng trong năm 2016.
Tuy nhiên, ngành thép sẽ đối mặt với nhiều thách thức khi lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu thép được thực thi theo cam kết của các hiệp định thương mại tự do (FTA).
Phục hồi rõ nét
Bà Trần Anh Đào, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cho biết, trong 9 tháng đầu 2016, chỉ số nhóm ngành thép đã tăng đến 45%. Còn theo đánh giá mới nhất của Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBanksc), các DN thép niêm yết có sự phục hồi rõ rệt với lợi nhuận sau thuế trong 9 tháng năm 2016 cao hơn hẳn so với cả năm 2015.
Xét về các chỉ số sinh lời, trong số các DN sản xuất thép thì Hòa Phát (HPG) là DN đứng đầu về tỷ suất lợi nhuận (đạt 4.656,4 tỷ đồng), tiếp đến là Hoa Sen (HSG) với 1.313,7 tỷ đồng, Ống thép Việt Đức (VGS) với 339,4 tỷ đồng. Còn với nhóm DN thương mại thép thì Tập đoàn Thép Tiến Lên (TLH) đạt lợi nhuận 339,4 tỷ đồng (năm ngoái lợi nhuận của DN này âm 173,1 tỷ đồng), kế tiếp là Công ty CP Đầu tư thương mại SMC đạt lợi nhuận 228,5 tỷ đồng (năm ngoái lợi nhuận âm 195,8 tỷ đồng). Ngoài ra, lợi nhuận của các DN thép niêm yết khác như Thép Nam Kim (NKG), Thép Pomina, Thép Việt Ý... cũng được đánh giá là khởi sắc so với năm trước.
Mặc dù vậy, theo TS. Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, ngành thép trong nước đang phát triển chưa đồng bộ. Năm 2015, Việt Nam sản xuất được 15 triệu tấn thành phẩm. Cùng với đó 4 ngành hàng là thép cuộn nóng (HRC), thép cuộn nguội (CRC), ống thép, tôn mạ, ngoài việc đáp ứng nhu cầu trong nước, đã có sản lượng xuất khẩu khá tốt. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải nhập khẩu 9 triệu tấn HRC để phục vụ cho sản xuất.
Như vậy, ngành thép Việt Nam vẫn cần tiếp tục đầu tư đồng bộ, đặc biệt là đầu tư vào những nguyên liệu và bán thành phẩm hiện chưa sản xuất được để phục vụ cho các khâu sản xuất tiếp theo trong chuỗi giá trị.
Còn nhiều thách thức