Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thép sản xuất trong nước có sức cạnh tranh kém hơn giá nước ngoài

 
Một viên chức cấp cao trong ngành công nghiệp cho biết, số lượng các nhà máy thép trong nước đang tăng lên tạo ra một nguồn cung dư thừa, và tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn bởi vì thép sản xuất trong nước có sức cạnh tranh kém hơn giá nước ngoài.
Chủ tịch Hiệp Hội thép Việt Nam, ông Phạm Chí Cường cho biết “lĩnh vực này đang đối mặt với nguồn cung thép dư thừa vì trong những năm gần đây các nhà máy thép có vốn đầu tư nước ngoài đã bùng nổ tại thị trường VN”
Các nhà sản xuất thép kỳ vọng năng suất thép trong ngành xây dựng đạt được 7 triệu tấn trong năm nay, nhu cầu tăng nhanh hơn ước đoán khoảng 7 triệu tấn.
Vào đầu năm ngoái, ba dự án nhà máy thép có công suất cực lớn đã được thông qua, sản lượng sản xuất hàng năm ước đạt 32.42 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, theo kế hoạch phát triển ngành thép giai đoạn 2007-2015 định hướng đến măm 2025, nhu cầu tiêu thụ thép chỉ ước đạt 10-11 triệu tấn năm 2010 và khoảng 20 triệu tấn năm 2020.
Và một khi các nhà máy thép này đi vào hoạt động, thì nguồn cung thép hàng năm dư thừa khoản 10 triệu tấn.
Ông Cường cho biết hầu hết các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Đây đều là những nhà sản xuất và những nước nhập khẩu thép lớn, do đó họ có thể tìm thấy những thị trường xuất khẩu cho sản phẩm của chính họ.
Tuy nhiên, điều này không dễ chút nào vì hiện tại thị trường đã ngập tràn nguồn cung thép. Và nguồn cung quá tải sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, điều này sẽ đẩy các doanh nghiệp thép có quy mô nhỏ của Việt Nam lâm vào tình trạng kiệt quệ.
Ông Cường cũng cảnh báo khả năng mà các hãng này sử dụng các khoản vay trợ cấp từ chính nước họ để nhập khẩu với giá thép thấp và sẽ chắc chắn sẽ đe dọa đến các sản phẩm trong nước.
Ông ấy nói “Chúng tôi đã cảnh báo về rủi ro này và đã đề nghị Bộ Tài Chính kiểm soát vụ việc này một cách sát sao”.
Những mối lo ngại về môi trường
Việc gia tăng các nhà máy thép hiện nay càng dấy lên mối lo ngại về ảnh hưởng đến môi trường. Hàng năm các nhà máy sẽ sản xuất hàng triệu tấn phế liệu thải và sử dụng một lượng lớn than và điện phục vụ sản xuất.
Ông Cường đang lo ngại về khả năng kiểm soát tầm ảnh hưởng của các dự án đầu tư này đến môi trường. “Thật khó để kiểm soát các dự án đầu tư này nếu không có sự tham gai của các doanh nghiệp Việt Nam”.
Theo Hiệp Hội Thép hơn 30% số nàh máy thép của Việt Nam đang sử dụng các công nghệ lạc hậu và chỉ khoản 10-20% sử dụng công nghệ tiên tiến.
Theo Bộ tài Nguyên và Môi Trường, ngành thép đang gây ra vấn đề ô nhiễm nghiêm trọng trong số 18 các ngành công nghiệp được khảo sát.
Vấn đề ngoại hối
Một số nhà sản xuất thép gần đây cũng đối mặt với tình trạng khó khăn do không có khả năng vay ngoại hối để nhập khẩu phế liệu. Một số ngân hàng thương mại thì khuyến khích họ sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu phôi và sản phẩm thép, chứ không phải nhập khẩu than cốc hoặc phế liệu, mà chính than cốc và phế liệu mới là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất thép.
Việt Nam hiện nhập khẩu 70% thép phế liệu để sản xuất phôi.
Ông Cường cho biết “Chính phủ và Ngân Hàng Trung Ương sẽ can thiệp vào vụ việc này. Vì thế tôi nghĩ khó khăn chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn”.
Mặc dù những khó khăn, nhưng ngành thép vẫn lạc quan, hi vọng sẽ phát huy được hiệu quả của gói kích cầu và nền kinh tế sẽ dần phục hồi.
Ông Cường cho biết “ngành thép kỳ vọng năm nay sẽ tăng trưởng khoảng 7-8%. Trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ tăng trưởng là 5%, và kỳ vọng sẽ còn tiếp tục tăng trong những tháng tới”.
Theo kế hoạch năm 2007-2015, các nhà máy của Việt Nam sẽ sản xuất 15-18 triệu tấn thép hàng năm.
 
 (Thanh Vân)
 
 

ĐỌC THÊM