Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thép trong nước bớt áp lực cạnh tranh

Việc Trung Quốc hủy bỏ hoàn thuế xuất khẩu một số mặt hàng thép cũng đã khiến mức tiêu thụ thép sản xuất trong nước nhích lên một chút. Tuy nhiên, sẽ không có biến động tích cực nào khác tác động đến thị trường thép Việt Nam từ nay cho đến mùa khô.

Nhà sản xuất nên giảm sản lượng thay vì hạ giá. Lượng thép Trung Quốc xuất sang Việt Nam có thể sẽ giảm

Từ ngày 15/7/2010, quyết định hủy bỏ hoàn thuế xuất khẩu (9%) đối với một số mặt hàng thép của Bộ Tài chính Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Quyết định này áp dụng đối với các mặt hàng thép HRC, lá cán nóng, tấm cán nóng, CRC (dưới 600mm), thép lá mạ kẽm (dưới 600mm), lá mạ màu (dưới 600mm) và một số sản phẩm thép hình khác.

Ở Trung Quốc, khoảng 40% nhà xuất khẩu chịu tác động của quyết định này.

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) dự báo, quyết định trên sẽ khiến lượng thép Trung Quốc xuất sang Việt Nam sẽ giảm đáng kể và sẽ bớt áp lực cạnh tranh với thép sản xuất trong nước.

Thông tin này đã có tác động tích cực bước đầu tuy không lớn tới tình hình tiêu thụ của thị trường thép Việt Nam 2 ngày qua, với lượng thép tiêu thụ đã nhích lên một chút so với tuần trước.

Phó Chủ tịch VSA Nguyễn Tiến Nghi cho biết, đến ngày 24/6, ước tiêu thụ thép tháng 6 đạt 250.000 tấn, giảm 30.000 tấn so với tháng 5.

Bán phá giá sẽ gây rối loạn thị trường

Ở thời điểm này, giá thép miền Bắc vẫn ổn định. Mặt hàng thép cuộn của Tổng Công ty Thép ở mức trên dưới 12,9 triệu đồng/tấn, thép thanh vằn 13,1 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá thép miền Nam lại có đợt giảm mới, hiện thép cuộn của VinaKyoei là 12,8 triệu đồng/tấn, của Pomina là 12,5 triệu đồng/tấn.

Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch VSA, cho biết, với mức giá phôi hiện nay là 520 USD/tấn (giảm 66-67 USD/tấn) cộng với phí gia công trên dưới 1 triệu đồng thì giá thép thành phẩm tại các nhà máy không thể dưới 12 triệu đồng/tấn. Và ở mức giá này, doanh nghiệp không bị lỗ. Do vậy, đây là con số được cho là hợp lý.

Nhưng dưới sức ép quay vòng vốn cho tái đầu tư sản xuất, để đẩy mạnh tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ có nhiều hình thức cạnh tranh mà chủ yếu là giảm giá, tuy nhiên hạ giá xuống dưới 12 triệu đồng/tấn bị coi là phá giá thị trường. Điều này sẽ gây ra tình trạng đua nhau giảm giá để tranh giành thị trường.

Theo nhận định của các chuyên gia ngành thép, trong điều kiện thị trường bão hòa về nhu cầu thì giảm sản lượng là cách tốt nhất để tránh bị lỗ thay vì bán phá giá gây rối loạn thị trường, lãng phí tài nguyên.

Dự báo, tình trạng trầm lắng của thị trường thép sẽ còn tiếp diễn tới mùa khô khi các công trình xây dựng sôi động trở lại. Nên để xả hàng, nhiều khả năng doanh nghiệp có thể sẽ tiếp tục giảm giá trong thời gian tới.

Chinhphu.vn

ĐỌC THÊM