Cuộc khủng hoảng bao trùm ngành thép toàn cầu khi xưởng thép thế giới là Trung Quốc (TQ) rơi vào khủng hoảng dư thừa...
"Trong năm 2015, (TQ) đã suy giảm tăng trưởng kinh tế khiến ngành công nghiệp thép nước này bước vào một kỷ nguyên băng giá”, Angang Steel Co. cho biết sau khi công bố lỗ ròng 4,59 tỷ nhân dân tệ (710 triệu USD) trong năm ngoái. Tình trạng của Angang Steel cho thấy cuộc khủng hoảng nhãn tiền của công nghiệp thép TQ.
Sản lượng thép của TQ đã tăng gấp 7 lần trong giai đoạn 2000 - 2004 khi nhu cầu trong nước tăng mạnh, nhờ đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống cơ sở hạ tầng tại các đô thị đang phát triển và chính phủ đổ hàng tỷ USD vào ngành công nghiệp nặng để ứng phó với các tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
TQ hiện có thể sản xuất khoảng 1,2 tỷ tấn thép/năm song nhu cầu trong nước chỉ vào khoảng 700 triệu tấn. Nhu cầu thép ở nước này lần đầu tiên đang thu hẹp do tăng trưởng chậm lại và các nhà hoạch định chính sách tìm cách chuyển nền kinh tế hướng về tiêu dùng nội địa.
Đối mặt với suy giảm doanh số tại thị trường nội địa, các nhà máy thép lớn nhất của TQ chiếm một nửa nguồn cung toàn cầu, đã bán tháo ra thị trường nước ngoài với một con số kỷ lục.
Xuất khẩu thép của TQ đã tăng 28% lên 43,5 triệu tấn trong 6 tháng đầu năm 2015 mặc dù sản lượng giảm 2%. Thậm chí, trước sức tấn công của thép TQ, Ấn Độ còn có kế hoạch bán thép tồn kho trong nhà máy ở Anh, khiến Thủ tướng Anh David Cameron phải kêu gọi đàm phán. Sau một thời gian chứng kiến giá thép rớt thê thảm vì thép TQ, ngày 6/2, Bộ trưởng Kinh tế của 7 nước châu Âu đã đồng thuận gửi thư hối thúc Liên minh Châu Âu (EU) có hành động nhằm cứu vãn ngành thép của lục địa này.
Trong khi đó, để cứu vãn các công ty thép trong nước, Chính phủ TQ vẫn duy trì các khoản trợ cấp lớn. Chẳng hạn, Baoshan Iron và Steel Group, hai trong những nhà sản xuất thép lớn nhất của (TQ) , đã nhận khoảng 89 triệu USD trợ cấp của chính phủ trong năm 2015. Tuy nhiên, tình hình cũng không giúp tương lai của ngành thép TQ sáng sủa.
Giá thép Benchmark giảm 31% ở (TQ) năm ngoái, khiến các nhà máy sụt giảm lợi nhuận thảm hại và buộc phải cầu cứu chính phủ và cắt giảm lao động. Chính phủ TQ đã công bố khoảng nửa triệu công nhân ngành thép dư thừa. Con số đó cao hơn 328.000 lao động đang làm việc trực tiếp trong ngành công nghiệp sản xuất thép ở EU.
Các kết quả khác cho thấy mức độ của suy thoái. Baoshan Iron, nhà sản xuất thép lớn thứ hai của (TQ), công bố giảm 83% trong thu nhập ròng năm ngoái và Trùng Khánh Iron lỗ ròng của 5,99 tỷ nhân dân tệ so với một năm trước đó. Nhóm ngành công nghiệp hàng đầu của quốc gia đại diện cho các nhà máy bao gồm Hebei Iron và Steel Group đã báo cáo lỗ khi đơn đặt hàng giảm còn nhanh hơn cả tốc độ cắt giảm sản lượng của nhà máy...
Tổng cộng, các doanh nghiệp thép lớn của TQ đã thua lỗ hơn 15,5 tỷ USD trong năm 2015. "Sản lượng có thể giảm xuống khoảng 783 triệu tấn trong năm nay", Li Xinchuang, Phó tổng thư ký Hiệp hội Sắt Thép TQ dự báo. Theo dự báo, mức tiêu thụ thép của TQ năm 2016 sẽ tiếp tục sụt giảm, đạt 648 triệu tấn. "Nhìn chung, ngành thép TQ đang ở buổi hoàng hôn", Zhao Chaoyue, một nhà phân tích của China Merchants Futures Co. ở Thâm Quyến bình luận.
Ngành thép TQ hiện là nguyên nhân khiến giá thép sụt giảm và gây ra tình trạng dư thừa nguồn cung tác động tiêu cực tới hoạt động không chỉ của chính ngành thép nước này mà còn cả thế giới. Nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới ArcelorMittal (Luxembourg) đã cáo buộc Bắc Kinh gây thiệt hại tới 8 tỷ USD trong năm 2015 và đẩy hàng ngàn công nhân vào cảnh thất nghiệp.
Trong nỗ lực giảm thiểu thiệt hại, EU vừa mở cuộc điều tra chống bán phá giá mới nhằm vào thép TQ nhập khẩu trong bối cảnh các nhà sản xuất thép ở cả châu Âu và châu Á đang vật lộn với tình trạng rớt giá thảm hại vì dư cung.
Nguồn tin: DNSG