Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thép Trung Quốc lại bị kiện chống bán phá giá

 Mới đây, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép hình chữ H từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.


Trước nguy cơ thép Trung Quốc gây bội thực thị trường, việc áp dụng biện pháp
phòng vệ thương mại là cần thiết để bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước. (Ảnh: TL)

Theo đó, ngày 19/7, cơ quan đã xác nhận hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Trong thời hạn 45 ngày, tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ra hoặc không ra quyết định điều tra.

Để phục vụ công tác thẩm định, cũng như đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, cơ quan điều tra đề nghị các doanh nghiệp trong nước sản xuất/kinh doanh hàng hóa tương tự nêu trên cung cấp các thông tin sau: Thông tin về doanh nghiệp; công suất thiết kế và lượng sản xuất các sản phẩm thép hình chữ H trong các năm 2013, 2014, 2015 và 6 tháng đầu 2016; ý kiến của công ty về vụ việc (đồng ý, phản đối, không có ý kiến); bất kỳ tài liệu/chứng cứ nào khác mà công ty cho rằng liên quan đến vụ việc.

Trước 17 giờ ngày 2/8, các doanh nghiệp phải cung cấp các dữ liệu trên cho cơ quan điều tra.

Thép Trung Quốc hiện đang chiếm một nửa sản lượng thép của thế giới và trở thành mối đe doạ lớn với các nước khác. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp thép trong nước phải đưa ra một chiến lược đầu tư hợp lý để ổn định thị trường.

Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nói chung và biện pháp tự vệ nói riêng luôn mang lại tác động 2 chiều: có lợi cho ngành sản xuất hàng hóa bị áp thuế và cho các ngành sản xuất thượng nguồn của hàng hóa đó; bất lợi cho ngành sản xuất hạ nguồn hoặc cho người tiêu dùng cuối cùng. Cả 2 hướng tác động này đều đã được luật pháp quốc tế (các quy định của WTO) và pháp luật Việt Nam tính đến dựa trên các nguyên tắc coi trọng việc thiết lập một môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước; đồng thời, có biện pháp để bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước trước sự gia tăng đột biến của hàng nhập khẩu; coi trọng sự ổn định của sản xuất và việc làm trong trung hạn và dài hạn; không đặt ra yêu cầu phải triệt tiêu tác động bất lợi; chỉ đưa ra các quy định về rà soát giữa kỳ để đảm bảo biện pháp tự vệ không tiếp tục được áp dụng trong trường hợp ngành sản xuất trong nước không còn chịu thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại từ hàng hóa nhập khẩu.

Nguồn tin: Xây dựng

ĐỌC THÊM