Dự báo sai làm điêu đứng doanh nghiệp
Trước tháng 6/2008, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Phạm Chí Cường đã liên tục phải lên tiếng trấn an giới doanh nghiệp xây dựng về khả năng đáp ứng đủ nhu cầu trong nước của các nhà sản xuất thép.
Lúc này, lượng phôi thép xuất khẩu từ Trung Quốc (nhà cung ứng lớn nhất toàn cầu) giảm hẳn, khiến tình trạng khan hiếm manh nha dấu hiệu trên thị trường thế giới. Giá phôi thép được chào bán đã tăng vượt bậc từ 630 USD/tấn vào tháng 3/2008 lên tới 1.200 USD, thậm chí hơn thế nữa trong tháng 6.
Có thể tiếp tục bị động Theo thông tin mới nhất, Trung Quốc sẽ giảm thuế xuất khẩu một số chủng loại thép xuống còn 0% bắt đầu từ ngày 1/12/2008. Bộ Công Thương và VSA đã đồng loạt kiến nghị Bộ Tài chính điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu các sản phẩm thép từ 8% lên 20%, phôi thép tăng từ 2% lên 10%. Trước nguy cơ thép giá rẻ có cơ hội ồ ạt tràn vào thị trường trong nước, nhưng Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành thêm "công cụ" giúp doanh nghiệp tự vệ. |
Căn cứ vào hàng loạt dự án FDI được cấp phép và khởi công xây dựng, cùng với so sánh số liệu thị trường năm 2007, nhiều dự báo lạc quan về tăng trưởng tiêu thụ thép nửa cuối năm 2008 đã nhanh chóng được đưa ra.
Tính toán của các doanh nghiệp đưa ra con số, năm 2008, tổng nhu cầu phôi thép trên cả nước chừng 4,6 triệu tấn. Đáp ứng nội tại chỉ đạt khoảng 2 triệu tấn, do đó, kế hoạch là phải nhập khẩu 2,6 triệu tấn.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp làm ăn theo kiểu manh mún, nhập được hàng lúc giá thấp đã lập tức bán ra hưởng chênh lệch khi giá tăng cao chút ít rồi lại vội vàng nhập phôi về, hy vọng tiếp tục "lợi thế" ăn "non".
Ông Phạm Chí Cường đã hơn một lần cảnh báo hiện tượng này, nhưng vì lợi nhuận trước mắt, nhiều doanh nghiệp cố tình làm ngơ.
Các doanh nghiệp nhận định sai, Hiệp hội Thép và cả Vụ Chính sách thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng dự báo sai đã dẫn đến hệ quả khủng khoảng như hiện nay.
Chậm đối phó với thị trường
Một trở ngại đáng kể mà các doanh nghiệp ngành thép lên tiếng kể khổ là các quyết định áp thuế xuất nhập khẩu thiếu nhạy cảm, gây bất lợi cho họ.
Ngày 28/6, Bộ Tài chính đã bắt đầu áp thuế xuất khẩu phôi thép từ 2% lên mức 10% để hạn chế tình trạng xuất ngược phôi thép.
Những tháng cuối năm, thép xây dựng tiêu thụ chậm. |
Chính việc dự báo kém đã khiến Bộ Tài chính quan ngại khả năng thiếu hụt lượng phôi thép trong nước, gây tổn hại đến sản xuất, ảnh hưởng tới mục tiêu bình ổn giá. Do giá thép trong nước thấp hơn giá thế giới nên các doanh nghiệp đã tranh thủ xuất ngược lượng phôi dự trữ nhập về lúc giá hạ để kiếm lời.
Tiếp đó, bản thân Tổng Công ty Thép Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Tài chính tăng thuế xuất khẩu phôi thép lên 30% vì cho rằng, mức thuế 10% vẫn chưa đủ sức ngặn chặn hiện tượng này. Thời điểm đó, giá phôi thế giới từ 1.200-1.300 USD/tấn, tính cả thuế, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn lãi lớn.
Ngày 1/8, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn lại ký tiếp quyết định tăng thuế suất thuế xuất khẩu phôi thép lên 20%. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, Bộ Tài chính đã lại hạ thuế xuất khẩu nhóm mặt hàng này xuống còn 5% và về mức 0%, từ ngày 7/11.
Nhưng lúc này, giá phôi thép thế giới đã giảm khủng khiếp, chỉ còn trên 300 USD/tấn. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đổ lỗi, các biện pháp áp thuế không hợp thời điểm đã làm hẹp hơn khe cửa thoát hiểm đã rất khó lách của doanh nghiệp, đẩy doanh nghiệp vào cảnh ngộ khó lại thêm khó
Tồn đọng quá nhiều VSA cho biết, lượng phôi thép tồn kho của các doanh nghiệp trong Hiệp hội hiện xấp xỉ 500.000 tấn, và thép thành phẩm "ế" khoảng 400.000 tấn. Con số này quy ra tiền, chừng 1 tỷ USD. Tuy nhiên, lượng phôi và thép thành phẩm "thừa" chắc chắn lớn hơn những gì mà VSA nắm được, vì còn nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là tại các làng nghề truyền thống không nằm trong Hiệp hội. |
CAND
Ngoài yếu tố khách quan do tác động của thị trường thế giới, chính tâm lý sản xuất, kinh doanh theo kiểu "phong trào", "a dua", tính dự báo kém và chính sách thuế thiếu nhạy bén đã là các nguyên nhân chủ quan góp tay làm nên những khó khăn này…