Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thép Việt Nam trước nguy cơ mất thị trường Mỹ

 Trong trường hợp ngành thép Mỹ tiếp tục khởi kiện các vụ việc lẩn tránh khác, nó sẽ tạo ra áp lực tìm nguồn cung thép cán nóng đối với các doanh nghiệp thép Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ mất hoàn toàn thị trường của 2 sản phẩm trên tại Mỹ.

Tổng cục Hải quan cho biết, trong 2 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ sắt thép các loại với 124,6 nghìn tấn với trị giá 104,24 triệu USD. Con số này cao hơn hai lần về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Việt Nam cũng xuất khẩu sang Mỹ các sản phẩm từ sắt thép với trị giá 73,67 triệu USD, tăng gần 40% so với cùng thời gian năm 2017.
Tuy nhiên mới đây ngày 8-3, Tổng thống Mỹ đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu thép và nhôm dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu. Theo đó, một số sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ sẽ phải chịu mức thuế 25% với thép và 10% với nhôm.
Như vậy, với quyết định mới của ông Trump, ngành thép Việt Nam sẽ nằm trong nhóm 12 nước bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Trước quyết này của Mỹ, ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư hàng trăm triệu USD với dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm thép cán nguội và tôn mạ có chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Mỹ, Nhật Bản,…Từ đó tạo ra hàm lượng giá trị gia tăng đáng kể trong quá trình sản xuất, không phải chỉ gia công sơ bộ để xuất khẩu sang Mỹ.

“Việt Nam sẽ tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ với những hành vi vi phạm cam kết quốc tế. Trong các cuộc điều tra chống phòng vệ thương mại trong tương lai, thông qua các thiết chế quốc tế để bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam”, Chủ tịch VSA nêu rõ.

Ông Dũng cũng cho rằng, kết luận trong vụ điều tra này sẽ tạo tiền lệ xấu bởi hiện nay nguồn thép cán nóng của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ một số thị trường đang bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với thép cán nguội và tôn mạ kẽm như Đài Loan, Hàn Quốc.

Do đó, trong trường hợp ngành thép Mỹ tiếp tục khởi kiện các vụ việc lẩn tránh khác, nó sẽ tạo ra áp lực tìm nguồn cung thép cán nóng đối với các doanh nghiệp thép Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ mất hoàn toàn thị trường của 2 sản phẩm trên tại Mỹ.

Bộ Công Thương cũng khẳng định quan điểm cho rằng các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ Việt Nam chỉ nhằm mục đích sử dụng là xây dựng dân dụng không phải xây dựng cơ sở hạ tầng hay an ninh quốc phòng và không không cạnh tranh trực tiếp với các nhà sản xuất của Mỹ.

Hơn nữa, lượng nhất khẩu sản phẩm thép và nhôm từ Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng nhập khẩu thép và nhôm của Mỹ, do đó không thể gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất thép và nhôm của Mỹ.

“Chính sách này của Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng Mỹ và các ngành công nghiệp sử dụng các sản phẩm thép và nhôm là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của Mỹ”, Bộ Công thương nhận định


Ngày 8-3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp hạn chế
nhập khẩu thép và nhôm dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, trong năm 2017, Việt Nam chỉ xuất khẩu 567.000 tấn thép sang Mỹ, giảm 42,8%; bằng 12,1% tổng lượng thép xuất khẩu. Xuất khẩu thép của Việt Nam vào Mỹ giảm mạnh là do Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn mạ vào năm ngoái. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tôn, ống thép và thép cuộn được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp.

Nguồn tin: Pháp luật

ĐỌC THÊM