Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thép Việt - Ý, khó khăn bủa vây

 Năm 2018, Công ty cổ phần Thép Việt - Ý (VIS - sàn HOSE) ghi nhận mức lỗ kỷ lục kể từ ngày thành lập (hơn 326 tỷ đồng). Trong năm 2019, VIS tiếp tục đặt kế hoạch lỗ 93 tỷ đồng, nhưng kế hoạch giảm lỗ này xem ra cũng còn nan giải khi khó khăn vẫn bủa vây Công ty.

Lỗ nặng

Theo báo cáo tài chính quý IV/2018 của VIS, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý của Công ty đạt 1.372,1 tỷ đồng, thấp hơn năm 2017 khoảng 119 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn hàng bán tăng vọt, khiến doanh nghiệp này ghi nhận khoản lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ âm 150,89 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước đạt gần 13,2 tỷ đồng.

Kinh doanh dưới giá vốn, trong khi các chi phí về tài chính vẫn gia tăng và phải chịu thêm gần 8 tỷ đồng tiền phạt hủy hợp đồng, khiến quý IV/2018, VIS báo lỗ ròng hơn 195 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2017 lỗ khoảng 24 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2018, tổng doanh thu thuần của VIS đạt 5.229 tỷ đồng, giảm hơn 14% so với năm 2017 và chỉ hoàn thành 74,9% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế âm hơn 326 tỷ đồng, trong khi năm 2017 lãi sau thuế 43,49 tỷ đồng và kế hoạch năm 2018, Công ty này đặt mục tiêu lợi nhuận 90,4 tỷ đồng.

Về chủ mới vẫn chưa đổi vận

Tiền thân là Nhà máy Thép Việt Ý thuộc Công ty Sông Đà 12 - Tổng công ty Sông Đà, được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2003 với công suất cán thép là 250.000 tấn/năm. Năm 2006, Công ty niêm yết cổ phiếu trên HOSE với mã chứng khoán là VIS. Năm 2012, VIS sáp nhập với Công ty cổ phần Luyện thép Sông Đà, một công ty của Tổng công ty Sông Đà có công suất 400.000 tấn phôi/năm.

Từ vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng, đến nay, vốn điều lệ của VIS đã tăng lên đến 730 tỷ đồng, với thị trường hoạt động chủ yếu tại miền Bắc, chiếm tới 90% tổng doanh thu.

Là công ty con của Tổng công ty Sông Đà trong giai đoạn 2003 - 2016 (Tổng công ty Sông Đà nắm 53% vốn), nhưng lợi thế này chỉ mang lại hiệu quả trong thời gian đầu khi Tổng công ty Sông Đà đang phát triển, sau đó hoạt động kinh doanh của VIS liên tục thụt lùi.

Giai đoạn 2011 - 2016, dù doanh thu vẫn ghi nhận trung bình lên tới gần 4.000 tỷ đồng mỗi năm, nhưng lợi nhuận liên tục trồi sụt với 3 năm báo lỗ gồm 2012 (-17,78 tỷ đồng), 2013 (-27,79 tỷ đồng) và 2015 (-51,9 tỷ đồng). Thị trường đầu ra gặp khó khăn, khiến hàng tồn kho gia tăng, buộc VIS phải chấp nhận bán dưới giá vốn để thu hồi vốn là nguyên nhân khiến Công ty thua lỗ.

Nguồn tin: Đầu tư chứng khoán

ĐỌC THÊM